Lê Nguyệt Minh

Đó là chiếc bình cổ với đường nét tinh xảo được mua với giá 19 triệu đô.

Chiếc bình này được chế tác dưới thời vua Càn Long, giá khởi điểm là 500.000 Euro. Tuy nhiên giá cuối cùng đã được đẩy lên là 19 triệu USD.

Người sở hữu món bảo vật này là một nhà sưu tập trẻ của Trung Quốc.

Bảo vật quý với giá 19 triệu đô

Gia đình người Pháp sở hữu chiếc bình trước đó vốn mua được nó từ thế kỷ 19 nhưng sau đó lại "bỏ quên" trong hộp giày trên gác hơn trăm năm. Chủ nhân ban đầu của chiếc bình giải thích chiếc bình bị hắt hủi vì không ai trong gia đình, kể từ thời ông bà anh, thích nó.

Nó chỉ được "khai quật" trong một dịp tình cờ cùng với nhiều vật dụng cũ khác và được các chuyên gia Sotheby's xác nhận là cổ vật quý hiếm hồi tháng 3 năm nay.

"Chiếc bình là mẫu vật duy nhất được biết trên thế giới có được những họa tiết trang trí chi tiết đến vậy. Đây là một tác phẩm nghệ thuật lớn" ông Olivier Valmier, chuyên gia nghệ thuật châu Á thuộc Sotheby's, nhận xét.


Lê Nguyệt Minh

Đó là chiếc bình cổ với đường nét tinh xảo được mua với giá 19 triệu đô.

Chiếc bình này được chế tác dưới thời vua Càn Long, giá khởi điểm là 500.000 Euro. Tuy nhiên giá cuối cùng đã được đẩy lên là 19 triệu USD.

Người sở hữu món bảo vật này là một nhà sưu tập trẻ của Trung Quốc.

Bảo vật quý với giá 19 triệu đô

Gia đình người Pháp sở hữu chiếc bình trước đó vốn mua được nó từ thế kỷ 19 nhưng sau đó lại "bỏ quên" trong hộp giày trên gác hơn trăm năm. Chủ nhân ban đầu của chiếc bình giải thích chiếc bình bị hắt hủi vì không ai trong gia đình, kể từ thời ông bà anh, thích nó.

Nó chỉ được "khai quật" trong một dịp tình cờ cùng với nhiều vật dụng cũ khác và được các chuyên gia Sotheby's xác nhận là cổ vật quý hiếm hồi tháng 3 năm nay.

"Chiếc bình là mẫu vật duy nhất được biết trên thế giới có được những họa tiết trang trí chi tiết đến vậy. Đây là một tác phẩm nghệ thuật lớn" ông Olivier Valmier, chuyên gia nghệ thuật châu Á thuộc Sotheby's, nhận xét.


Lê Nguyệt Minh

Chỉ khi bạn cùng sống ở đô thị lớn bạn mới hiểu hết được nỗi khổ của người thành phố, phải đối diện với những áp lực ấy mỗi ngày.

1. Đa tạp tiếng ồn: Không gian quá ô nhiễm không chỉ bụi bẩn mà còn cả đủ thứ âm thanh cộng lại. Ngay cả trong giấc ngủ, về đêm vẫn nghe tiếng xe chạy, tiếng còi xe. Trong khi ở nông thôn, giấc ngủ của người dân dường như yên tĩnh tuyệt đối  thì ở thành phố lớn, ít có một giấc ngủ nào không bị chen vào các kiểu âm thanh.

Hình minh họa

2. Chật hẹp không gian dạo bộ: Trừ những nơi như công viên hay bãi đất trống, rộng bạn mới có giây phút dạo bộ thư thái. ạn không chỉ phải chú ý đến xe cộ, mà còn phải để mắt tới người đi ngược chiều, hàng quán hay thậm chí những thứ từ trên cao rơi xuống. 

Hình minh họa

3. Thực phẩm không an toàn và đắt đỏ: Đồ ăn luôn là mối lo lắng của người dân khi sống ở thành phố, vì ô nhiễm hóa chất và lại quá đắt. Hiếm khi bạn có thể thấy vui và an tâm khi mua được một mớ tép tươi hay bó rau đậm chất nhà quê. Số tiền chi cho thực phẩm của 2 người sống ở vùng thành phố thường còn nhiều hơn của 4 người sống tại vùng ngoại ô. 

Hình minh họa

4. Mùi rác thải, cống rãnh: Do dân số lớn, các thành phố thường có lượng rác thải và nước thải khổng lồ, không phải lúc nào rác cũng được đổ đúng nơi quy định và nước cống cũng thoát hết. Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng hay sau khi mưa xong, nhiều khu vực trong thành phố sẽ có mùi không mấy dễ chịu. 

Hình minh họa


Lê Nguyệt Minh

Nữ hoàng Maxima, người gốc Argentina, đã rất "sốc và đau buồn" về cái chết của em gái Ines Zorreguieta, 33 tuổi. 

Em gái của Nữ hoàng đã tự sát

Hay tin em gái qua đời, Nữ hoàng Maxima đã hủy các sự kiện sắp tới, trong đó có chuyến thăm chính thức tại Estonia, Latvia và Lithuania vào tuần tới. Quốc vương Hà Lan Willem-Alexander dự kiến tham dự sự kiện một mình.

Phát ngôn viên chính phủ Hà Lan cho biết cô Ines Zorreguieta mắc bệnh trầm cảm và dường như đã tự sát. Trước khi qua đời, em gái Nữ hoàng Maxima là một công chức nhà nước ở thủ đô Buenos Aires - Argentina.

Nữ hoàng Maxima, 47 tuổi, còn có hai anh em trai là Martin và Juan cùng 3 anh chị em cùng cha khác mẹ.


Lê Nguyệt Minh

Ba năm gần đây, cứ vào dịp con nghỉ hè là chị Sang - ở Thủ Đức - TP. HCM lại lo lắng không biết làm sao để vừa gửi con vừa đảm bảo được việc đi làm.

Loay hoay tìm nơi gửi con

Hai con nhà chị đã vào lớp 2 và lớp 3. Vì con còn quá nhỏ, chị không thể để các con tự ở nhà một mình rồi đi làm. Nỗi băn khoăn này của chị cứ tới hẹn lại đến. Cũng giống như chị Sang, nhiều phụ huynh khác có con nhỏ sống ở thành phố và xa gia đình nội ngoại, đều rất lo lắng không tìm ra giải pháp nào hữu hiệu thật sự thỏa đáng và an toàn cho con của mình trong suốt hai hoặc ba tháng hè.

Bé Phú Quý nhà chị Sang đang ngồi chơi với các em ở lớp Gấu Bông và tranh thủ dạy em cách ráp đồ chơi

Như trường hợp của chị Sang, cả hai vợ chồng chị đều bận đi làm giờ hành chính từ 7h sáng tới tận 5 giờ chiều với đặc thù công việc không thể đi lại tự do trong giờ làm. Thế nhưng, họ lại có hai đứa con, một bé đang học lớp hai, một bé đang học lớp 3. Các con vẫn còn quá nhỏ, chưa thể tự trông nhà cũng như tự nấu ăn được. Mà ông bà ở quê xa quá gửi về cũng bất tiện. Nghĩ tới việc con nghỉ hè suốt từ tháng 6 mà tới tháng 8 mới đi học lại, cả hai vợ chồng chị đều băn khoăn, không biết làm sao vừa trông con vừa có thể đi làm. Thế là đành phải có một giải pháp bất đắc dĩ khác, là cho các con cùng mẹ tới nơi làm việc.

Bé Uyên Ngọc đang tập cho em ăn rất thuần thục

Nơi làm việc của chị Sang là trường mầm non gần nhà. Vì là cô giáo mầm non nên hầu như ngày nào chị cũng phải có mặt ở trường vào lúc 6h30 phút sáng để chuẩn bị đón các bé. Vì thế, hai đứa con cũng phải theo mẹ đến lớp. Trong khi mẹ bận cho các bé ăn, rồi cho bé chơi cùng rất nhiều việc vặt khác thì các con tranh thủ ngồi một góc học bài, đọc truyện tranh. Dần dà, quen với công việc của mẹ, hai đứa con chị Sang cũng biết cách giúp mẹ đút cho một vài bé ăn hoặc bày đồ chơi cho các bé chơi. Nhờ có hai anh chị lớn mà có vẻ không khí sinh hoạt của lớp mầm non thêm sôi nổi. Tất nhiên, vì sợ ảnh hưởng không tốt tới công việc mà chị Sang luôn kỹ lưỡng trong việc dạy con cẩn thận khi chơi với các em nhỏ kẻo làm bé khóc hoặc những va quệt xô xát không đáng có.

"Công cuộc" đưa con đi làm cùng của chị Sang cũng kéo dài được vài tuần rồi nhưng nghĩ tới quãng thời gian tới tận tháng 8 con mới đi học, chị không khỏi lo lắng. Vì tâm lý sợ đồng nghiệp phàn nàn, con không có chỗ chơi hè và nhiều mối lo khác khiến chị không thật sự thấy thoải mái.

Đưa con về quê với bà ngoại

Khác với trường hợp của chị Sang ở Thủ Đức, chị Sơn Ý - cũng ở TP.HCM lại khác. Chị có ba con nhỏ sinh san sát nhau và cả ba cũng đang kỳ nghỉ hè. Vừa đi làm vừa trông cả ba đứa nhóc với rất nhiều việc linh tinh trong một ngày như quá tải với chị Sơn Ý. Thế là chị quyết định tạm dừng công việc và đưa con về quê với bà ngoại để cả ba có không gian để vui chơi. Khung cảnh nhà quê nhiều trò vui mới lạ và cây xanh thoáng mát như tiếp thêm cho các con của chị nhiều hứng thú. Chúng giúp mẹ, giúp bà ngoại làm việc nhà một cách vui vẻ. Những việc này có thể ở thành phố hàng ngày các con ít có hứng thú để làm.

Ba con của chị Sơn Ý đang say mê giúp ngoại làm việc nhà trong những ngày nghỉ hè

Chia sẻ về niềm vui "trại hè tự phát", chị Sơn Ý viết trên trang cá nhân của mình như sau: "Tiểu thơ ở đâu không biết, mà sáng nay ngoại đi chữa bệnh, má nấu ăn. Cả ba đều bò ra rửa ly, chén tách, phin cà phê...Vừa làm vừa phát hiện ra biệt tài của nhau. Gạo lần đầu tiên rửa ly mà ly sạch bóng. Bột lạc quan, nhìn đống chén tưởng tượng ra cảnh đồng chén sạch bong, và không còn ngán nữa. Biệt tài của Nếp là rửa phin cà phê như đang chơi đồ hàng. Rửa xong mớ ly tách, đồ ăn mẹ nấu bỗng nhiên ngon hẳn".

Có vẻ như với giải pháp hữu hiệu này chị Sơn Ý sẽ cho các con có một mùa hè trọn vẹn ở quê.

 Những giải pháp luôn không thỏa đáng

Nghỉ hè luôn là nỗi lo của các bậc phụ huynh nhưng lại là niềm vui được đi chơi hè, được ở nhà bên bố mẹ của các em. Tâm trạng lo lắng làm sao để con mình có một mùa hè bổ ích khi bố mẹ đi làm hàng ngày luôn khiến nhiều gia đình trăn trở. 

Nhiều gia đình không có nhiều tiền để cho con đi học hè, lại không có ông bà bên cạnh để trông cháu, thế là vợ hoặc chồng đành luân phiên thay nhau ở nhà để trông con dù cách này cũng ảnh hưởng rất lớn tới công việc. Thậm chí vợ hoặc chồng phải nghỉ hẳn việc ở nhà với con trong dịp hè.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu tìm giải pháp cho con bằng cách cho đi học hè để rảnh rang đi làm là một giải pháp không hữu hiệu. Vì trẻ em đã học suốt 9 tháng, nếu tiếp tục "nhồi" thêm kiến thức vào đầu, các bé sẽ quá tải. 

Dù không nói ra nhưng chắc chắn các bé đều có mong muốn chính đáng là được đi chơi trong dịp hè, tham gia những hoạt động ngoài trời bổ ích. Nhưng không phải phụ huynh nào cũng đáp ứng được điều này cho con. Và cuối cùng đa số các phụ huynh đều chọn một giải pháp mà họ thấy là không thể khác, đó chính là cho con... đi học hè!