Biên tập 2

Văn Trần Vũ gây sự ngạc nhiên cho bạn đọc vì những cái mới trong hình ảnh, ngôn ngữ và tình tiết. Bạn đọc tìm thấy những cái mới của sáng tạo văn chương...

Tôi biết Trần Vũ và được anh liên lạc bất ngờ cũng qua Hợp Lưu. Cuộc đời thật khó nói khi nhắc đến Hợp Lưu toi hoàn toàn không nhớ gì đến Khánh Trường mà lại chỉ biết qua Phùng Nguyễn, Trần Vũ và Đặng Hiền. Để đọc Hậu hiện đại cua Vũ khi lưu lạc đến miền Tây ngồi bên bến ninh Kiều Cần Thơ trong một trưa mưa gió vần vũ.

Nguyễn Quốc Chánh có lần kể với tôi đọc Trần Vũ nên chú ý chi tiết mô tả bàn tay. Gần như truyện nào cũng có. Tại sao? Bởi đó là ký ức của anh giữ lại trên thuyền nhân vượt biển. Đáng lẽ anh đã chết nếu không có một bàn tay níu giữ.

Mùa mưa gai sắc:

“hữu dõng vô mưu, đầu óc trống trải, tựa như một cánh đồng khô, không hoa, không lúa.”.

“kẻ suốt đời hành nghề tra tấn, không được đánh người thì không biết phải làm gì”

Trong truyện ngắn Trần Vũ đã dựng một nhân vật về tôi từ cảm hứng bài thơ "Ăn hải cảng" của tôi viết. Bài thơ in trong thi phẩm "Chất trụ" nxb Thuận Hoá Huế năm 2002, từng được dịch ra tiếng Pháp bởi Đoàn Cầm Thi và tôi có đọc trong đêm thơ ở Poyer du Vietnam Pháp. Một đêm tuyết trắng khó quên. "Tôi đã ăn một Hải cảng trong vòng ba tiếng đồng hồ / Hải cảng đó hai mươi năm xa bỗng quay về / không nhĩ mình đã ăn nhiều thế?". Vũ đã biết bài thơ này sớm hơn khi anh làm Hợp Lưu. Tôi còn giữ cái mail đầy phấn chấn của anh viết cho tôi thông tin anh đang trên đường đi nghỉ hè và đang đi qua Cảng  cho tôi hoá thân thành một nhân vật của anh. Điều này anh đã từ viết Mail báo tin cho tôi hay mà cho đến bây giờ gần hai mươi năm sau tôi mới được đọc truyện ngắn đó. Đó là Mẫn, trong truyện "Cuộc săn thú vô hình của nhà văn An Nam".

"Trong mỗi cá nhân, còn một thách thức khác. Vượt thắng thượng đế để thật sự là thượng đế.

 Trên đường đi tìm thượng đế Mẫn mang ám anh của thiên nhiên, thứ ám ảnh vượt tính con người. Với hắn, vũ trụ quyết định hết thẩy và so với hết thẩy, vũ trụ nhỏ bé nhất. Lối lập luận quái đản của Mẫn khiến nhóm ưa thích. Hắn hay viết những dòng chữ kỳ dị rồi quẳng cho cả nhóm trước khi biến hoá những con chữ thành sự thật". Giống mỗi thành viên trong nhóm, Mẫn có định nghĩa riêng của hắn về con người". (tr.188).

Và định nghĩa đó Trần Vũ làm rõ bằng trích hẳn lại những ý chính trong bài thơ Ăn Hải cảng":

"Mẫn đánh giá khả năng một thanh niên ở sức ăn hết một hai cảng trong ba giờ đồng hồ và hắn khoái trá với bản phân loại siêu thực đó. Chúng tôi đã có lần chứng kiến hắn ăn hết một hòn non bộ siêu thực trong ba giờ đồng hồ dù chín tháng sau hắn không màng ăn uống gì nữa. (tr.189)

2/.
Nhắc đến Trần Vũ tưởng không thể bỏ quên Đỗ Hoàng Diệu. Tôi đồ rằng nhiều người vẫn bán tín bán nghi “Bóng đè” có bàn tay của Vũ.


Đã biết đi vào đời là đi vào khổ đau nhưng tôi cũng không ngờ khổ đau to lớn tàn phá đến rách bươm của mình vợ Trần Lý."

"Vào đời giữa máu me hung bạo"


"Trên đất nước này, loài vật đẹp đẽ nhất cũng chỉ phục vụ cho mục đích phàm phu nhất".
"Buổi chiều đó tộc Trần khởi nghiệp trên thân thể Trần Thị Dung"
“ở đời không mưu, không đạt việc lớn”.


Gia phả -tr.22).

Truyện "Cánh đồng mùa gặt khô":

"Tôi sinh trưởng trong một gia đình tiểu tư sản thành thị miền Nam, không biết thế nào là đói, khổ, là oằn oại nhão người"

"Ăn ở đâu thì ăn. Cớ gì phải sợ hãi lịch sử?"

------------------
Trần Vũ viết trong tiểu luận: “Lịch sử trong tiểu thuyết, một tùy tiện ý thức":

“Trong hình học không gian, đường cong khi cắt ra làm trăm triệu đoạn nhỏ, mỗi đoạn sẽ là một đường thẳng, và trên đường thẳng đó các giá trị không ứng nghiệm trên các mặt phẳng khác, sẽ có nghiệm số ở mặt phẳng tí teo này. Định lý toán học trên cũng có thể hỗ trợ cho các nhà văn đem nhân vật lịch sử ra cắt làm trăm triệu khúc và khảo sát phần nhỏ nhất”.

 


Biên tập 2

Liên Xô đã mất gần 20 năm để khoan xuống sâu được tới 12,2 km nhưng dự án mới chỉ đi được khoảng 1/3 hành trình khoan xuyên qua lớp vỏ để tới lớp phủ Trái Đất thì phải ngừng do những biến động của nước Nga thời hậu Liên Xô.

Những hồ nước, khu rừng, bụi mịt mờ và tuyết trắng ở Bán đảo Kola, nằm sâu trong Bắc Cực, khiến cho khu vực này của Nga giống như xứ sở thần tiên. Tuy nhiên, ở giữa nơi thiên nhiên đẹp đẽ này lại hiện lên khung cảnh hoang tàn, nơi có một trạm nghiên cứu khoa học của Liên Xô trước đây bị bỏ hoang. Đó là Hố khoan Siêu sâu Kola, hố khoan sâu nhất mà con người từng tạo ra và là điểm khoan nhân tạo đi sâu nhất vào trong lòng Trái Đất. Liên Xô đã mất gần 20 năm để khoan xuống sâu được tới 12,2 km nhưng dự án mới chỉ đi được khoảng 1/3 hành trình khoan xuyên qua lớp vỏ để tới lớp phủ Trái Đất thì phải ngừng do những biến động của nước Nga thời hậu Liên Xô.

Hố khoan siêu sâu của Liên Xô trước đây không phải là dự án duy nhất. Trong thời Chiến tranh Lạnh đã có cuộc đua giữa các siêu cường trong việc khoan càng sâu càng tốt vào lớp vỏ, thậm chí xuyên đến lớp phủ Trái Đất. Hiện nay Nhật Bản cũng muốn thử sức. Cũng giống như cuộc đua chinh phục không gian, cuộc đua khám phá "mặt trận xuyên sâu vào lòng đất" là cách thể hiện khả năng kỹ thuật phi thường và công nghệ tối tân.

Hồi cuối thập niên 1950, Mỹ là nước khởi đầu việc khoan sâu trong cuộc đua khám phá lòng Trái Đất. Đến năm 1990, Chương trình Khoan sâu trên Lục địa của Đức (KTB) được bắt đầu ở Bavaria. Dự án này đã khoan sâu xuống được 5,6 dặm (9km).

Tuy nhiên, các chương trình đó đều bị thất bại dù ở mức độ khác nhau. Nhiều trở ngại như máy móc vấp phải nhiệt độ quá cao ở sâu dưới lòng đất, vấn đề chi phí, vấn đề chính trị... đã cản trở giấc mơ của các nhà khoa học muốn khoan sâu hơn nữa, phá vỡ kỷ lục hố khoan sâu nhất. Hiện nay, "Từ Mohole tới lớp phủ" là một trong những dự án quan trọng nhất của Chương trình Khám phá Đại dương Quốc tế (IODP). Cũng như trong Dự án Mohole gốc, các nhà khoa học đang có kế hoạch khoan xuyên đáy biển ở nơi vỏ Trái Đất chỉ sâu khoảng 6 km. Mục tiêu của dự án khoan siêu sâu trị giá 1 tỷ USD này là nhằm thu thập các mẫu đất đá từ lớp phủ nguyên trạng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Sean Toczko, người quản lý dự án của Cơ quan Khoa học Nghiên cứu Hải dương-Trái Đất Nhật Bản, cho biết các hố khoan siêu sâu đã cho chúng ta biết rất nhiều về lớp vỏ Trái Đất dày. Điều mà các nhà khoa học đang tìm kiếm chính là tìm hiểu thêm về đường ranh giới giữa lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất với ba điểm chính ngoài khơi là Costa Rica, Baha và Hawaii. Mỗi nơi đều có những ưu, nhược điểm riêng. Ông Toczko nhấn mạnh cơ sở hạ tầng có thể được xây dựng nhưng sẽ mất thời gian và chi phí tốn kém. Liệu giấc mơ vào tâm Trái Đất có thể thực hiện được hay không hiện vẫn là câu hỏi còn để ngỏ.


Biên tập 2

Với chủ đề "Những dòng sông kể chuyện," lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 1/6 đến hết ngày 6/7/2019 bao gồm 5 đêm thi, với 5 chủ đề: Cội nguồn (1/6/2019, do đội Việt Nam-Nga trình diễn), Mầm sống (8/6/2019, đội Brazil-Bỉ), Tình yêu (15/6/2019, đội Phần Lan-Italy), Sắc màu (22/6/2019, đội Anh-Trung Quốc), Ra khơi (6/7/2019, đêm chung kết).

Ngoài sự trở lại của đội Italy - quán quân DIFF 2018 và đội chủ nhà Việt Nam, 6 đội còn lại tham dự đến từ Nga, Brazil, Bỉ, Phần Lan, Anh và Trung Quốc.

Các ứng cử viên mới của ngôi vô địch pháo hoa năm nay hứa hẹn đem đến nhiều màu sắc mới mẻ trong các màn trình diễn pháo hoa và những thông điệp văn hóa khác biệt, độc đáo chứa đựng ở mỗi phần thi.

Fireworks Center Khan (Nga) là đội pháo hoa quốc tế đầu tiên trong số 7 đội pháo hoa khách mời tham dự Lễ hội đã có mặt tại Đà Nẵng để chuẩn bị cho sự kiện khai mạc vào tối 1/6 tới.

Bên cạnh những màn trình diễn pháo hoa đỉnh cao, DIFF 2019 tiếp tục đem đến cho du khách và người dân Đà Nẵng các tiết mục nghệ thuật do nhiều tên tuổi hàng đầu của làng giải trí Việt trình diễn.

Đặc biệt, một trong những sự kiện đồng hành hấp dẫn nhất của DIFF 2019 là cuộc thi Flashmob lần đầu tiên được tổ chức với quy mô toàn quốc.

Trước đó, Cuộc thi Flashmob chủ đề “Nhịp bước thanh xuân” lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ DIFF 2018, dành cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên các đơn vị đoàn, các trường đại học, câu lạc bộ, đội, nhóm trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

 


Biên tập 2

Việc gọi cả những “thương binh”, tới lão tướng hay cầu thủ không thi đấu một phút nào lên tuyển cho thấy những dự tính của thầy Park ở King’s Cup 2019 luôn thể hiện sự khác biệt.

Nhìn qua danh sách 23 cầu thủ ĐT Việt Nam dự King’s Cup 2019 thì không có quá nhiều bất ngờ, bởi hầu hết đều là những học trò quá quen thuộc của thầy Park, ngoài… thủ môn Nguyên Mạnh..

Trong khi đó, việc Duy Mạnh bị mẻ xương mác và vẫn đang trong thời gian dưỡng thương, rồi những Đình Trọng, Tuấn Anh hay Văn Thanh chưa có thể lực tốt nhất sau thời gian dài bị chấn thương… vẫn được HLV Park Hang Seo gọi lên tuyển được xem là quyết định mạo hiểm của chiến lược gia người Hàn Quốc.

Tương tự, phong độ của Văn Lâm, Xuân Trường hay Công Phượng sau thời gian “du học” ở Thái Lan và Hàn Quốc khi cùng lặn ngụp phía cuối BXH với CLB chủ quản vẫn là dấu hỏi lớn. Đáng chú ý hơn là trường hợp của Trọng Hoàng khi cầu thủ này chưa thi đấu một phút nào ở V-League mùa này do không kịp đăng ký thi đấu ở CLB mới là Viettel. 

Trên hàng công, Anh Đức đã 34 tuổi và mới đây ngậm ngùi dự bị trong hai trận gần nhất của Bình Dương với băng trắng quấn quanh gối trái. Còn Hà Đức Chinh đang khiến CĐV đội bóng sông Hàn cũng như HLV Lê Huỳnh Đức mất dần sự kiên nhẫn bởi phong độ ghi bàn kém cỏi thời gian qua. 

Dường như áp lực từ kỳ vọng  “thắng Thái Lan” của người hâm mộ, cạnh đó King’s Cup 2019 – dù chỉ là một giải giao hữu đơn thuần, vẫn buộc thầy Park phải có những tính toán cận trọng và dài hơi để không mất thời gian “lắp ráp” đội hình hay để các cầu thủ tốn nhiều hơn công sức nghiền ngẫm triết lý bóng đá của chiến lược gia người Hàn Quốc.

 


Biên tập 2

Nhà thờ Leronimus tại Salamanca, Tây Ban Nha được xây dựng từ thế kỷ 12 gây chú ý với du khách trên thế giới bởi mặt tiền được trang trí bằng một bức phù điêu mang hình dáng một phi hành gia. Chính vì vậy, một số người cho rằng đây là bằng chứng về du hành thời gian.

Du hành thời gian trở về quá khứ là một vấn đề "nóng" dư luận được nhiều người quan tâm. Bí ẩn này càng thu hút sự quan tâm của công chúng khi người ta phát hiện một số bằng chứng được cho chứng minh du hành thời gian có thật.

Một trong số những bằng chứng về du hành thời gian được một số người chỉ ra nằm tại nhà thờ Ieronimus ở Salamanca, Tây Ban Nha. Nhà thờ Ieronimus được xây dựng từ năm 1102 với một bức phù điêu được chạm khắc ở mặt ngoài công trình tôn giáo này

Theo đó, người ta cho rằng đây rất có thể là bằng chứng về việc du hành thời gian từ tương lai trở về quá khứ. Nguyên nhân là vì vào thế kỷ 12, khái niệm phi hành gia vẫn chưa ra đời. Phải gần 900 năm sau, ngành khoa học vũ trụ mới xuất hiện và phát triển.

Một giả thuyết khác cho rằng, nếu hình ảnh phi hành gia trên bức phù điêu tại nhà thờ Ieronimus không phải là bằng chứng về du hành thời gian thì đây có lẽ là bằng chứng cho thấy con người đã đạt được tiến bộ khoa học - công nghệ từ thế kỷ 12.

Điều này có nghĩa các nhà khoa học ở thế kỷ 12 đã có những bước tiến vượt trội, thậm chí là đi trước thời đại Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà tiến bộ công nghệ này bị thất truyền và mai một. Người ta không tìm thấy bất cứ ghi chép nào về công nghệ này.

Cho đến nay, bí ẩn về bức phù điêu có hình một người đàn ông giống phi hành gia tại nhà thờ Ieronimus vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời giải.