Kiều Thúy

Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Y khoa FIFA (F-MARC) đã phát triển Túi Cấp cứu Khẩn cấp FIFA (FMEB) để điều trị chấn thương cấp tốc cho các cầu thủ tại sân cỏ.

"Không ai muốn rủi ro xảy ra nhưng chúng ta không thể lường hết mọi tình huống", ông Jiri Dvorak, cựu Giám đốc Y tế FIFA nhận định. "Khi phát sinh sự cố, mỗi giây trôi qua đều vô cùng quý giá và FMEB sẽ đảm bảo nạn nhân nhanh chóng được hỗ trợ". 

Bên trong túi cấp cứu của bác sĩ tại World Cup 2018

Danh mục thiết bị y tế trong FMEB lên tới hơn 100 món, bao gồm bông, băng gạc, kéo, máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, mặt nạ, ống truyền dịch, kim tiêm, băng cố định cổ, nút tai, găng tay, khẩu trang phẫu thuật... Máy khử rung tim tự động cũng được trang bị để cứu người bị ngưng tim đột ngột, giúp họ duy trì sự sống ít nhất một tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó, FMEB còn có sẵn tài liệu, DVD hướng dẫn. 


Kiều Thúy

Rất nhiều nhà khoa học đã làm việc nghiêm túc để đưa ra bảng xếp hạng hệ thống chăm sóc sức khỏe của 195 quốc gia.

Nhóm tác giả cho biết đã tính toán chỉ số tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khỏe (HAQ) từ 0 đến 100 dựa trên tỷ lệ tử vong do 32 nguyên nhân phòng tránh được như bệnh đã có văcxin, bệnh tim mạch, ung thư từ năm 1990 đến 2016. Kết quả cho thấy Iceland sở hữu nền y tế tốt nhất hành tinh với điểm HAQ 97 còn Cộng hòa Trung Phi có nền y tế tệ nhất với điểm HAQ 19. Việt Nam xếp thứ 104 với điểm HAQ 60, thua một số nước như Peru, Venezuela, Syria, Iran và đứng trên Ai Cập, Triều Tiên, Bhutan.

Các bác sĩ tại bệnh viện Việt Đức trong một ca mổ tim

Tính từ 2000 đến 2016, chỉ số HAQ toàn cầu có xu hướng tăng, đặc biệt ở khu vực châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á. 48 quốc gia gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Nepal được đánh giá phát triển tốt. Ngược lại, không ít quốc gia thể hiện sự tụt lùi. 


Kiều Thúy

Câu chuyện một em bé sơ sinh bị chôn sống ở Bình Thuận đã làm rung động xã hội. Phía sau đó là những bi kịch dần được hé lộ.

Ngày 30-5, chị T.T.A.Kh. (40 tuổi, dân tộc Chăm, ngụ thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) đã trình diện công an địa phương, thừa nhận là mẹ của đứa bé sơ sinh. Đêm trở dạ, chị một mình ra phía sau nhà tự gồng mình, rặn ra đứa bé. Đứa bé lọt xuống đất, trúng tấm tôn nên có vết thương ngay mặt. Lúc này chồng chị đang nhậu trước nhà.

Bà ngoại của bé là Ngô Thị Sang, năm nay 64 tuổi. Bà Sang có 7 người con, trong đó chị Kh. là con thứ hai. Cuộc sống khó khăn nên các con của bà Sang không được ăn học đến nơi đến chốn, riêng chị Kh. không được đi học, không biết chữ. Bà Sang cho biết chị Kh. từ nhỏ đã mắc bệnh động kinh, phát triển không bình thường. Sau khi lâp gia đình, vợ chồng Kh. ra ở riêng. Hằng ngày chị Kh. đi nhặt phân bò, làm thuê kiếm sống, còn chồng hay say xỉn.

Lúc chị Trúc (em dâu chị Kh.) phát hiện đứa bé bị chôn vùi dưới lớp đất phía sau nhà, bà Sang nhanh tay phụ vệ sinh, cắt dây rốn rồi đưa cháu đến trạm xá sơ cứu. Trong thâm tâm, bà tự hào đã cứu được một mạng người. Còn chị Trúc, sau một hồi hoảng hốt liền gọi cháu T.T.M.L. (lớp 8, con đầu chị Kh.) ra phụ cào đất cát. Đứa bé vẫn còn thở, khóc nên mọi người mừng khôn xiết. Cả nhà vệ sinh rồi đưa bé đến trạm xá, trình báo công an.

Gương mặt chị Kh. hốc hác, đen nhẻm sau khi sinh. Nhắc lại câu chuyện, chị Kh. vô tư nói: "Đâu có chôn, chỉ đem ra đặt đó rồi cào đất cát che lại!". Kể lại mọi chuyện, chị Kh. cho biết từ lúc mang thai, giữa hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Cho rằng người chồng không thừa nhận đó là con mình, chị giấu nhẹm, không cho ai biết ngoài chồng mình. Hằng ngày chị Kh. mặc áo khoác che bụng và làm việc bình thường.

Sinh xong, lo sợ mọi người phát hiện, chị Kh. bồng đứa bé vào sau nhà giấu đến sáng sớm hôm sau mang ra vườn tràm đặt đó rồi tự tay cào lớp đất cát che lại. Khi biết tin chị Trúc phát hiện đứa bé, chị Kh. vẫn "bình tĩnh" đến xem mọi người sơ cứu con mình và tỏ vẻ không hề biết chuyện.

Một ngày sau, bà Sang phát hiện chị Kh. có nhiều bất thường phụ khoa nên kêu đi khám. Nghi ngờ, bà Sang truy vấn đến cùng. Cuối cùng chị Kh. thừa nhận đứa bé là con mình. Mọi người đưa chị Kh. đến trình báo công an. "Phải chi nó nói có thai sớm thì đâu ra nông nỗi này. Tôi vẫn lo được cho cháu tôi mà" - bà Sang nấc nghẹn.

Bé T.T.M.L. không hiểu chuyện gì đã xảy ra với em mình. Vì ba mẹ hay cãi nhau nên từ nhỏ hai chị em L. đến sống chung với ngoại.

Chúng tô định tìm đến anh Boi (chồng chị Kh.) nhưng bé L. ngăn lại. "Chú đừng đến. Ổng say rồi, đang nóng giận chuyện của mẹ. Chú đến hỏi coi chừng ổng đánh mẹ cháu nữa" - cháu L. khóc dặn.

"Mong mọi người rộng lượng bỏ chuyện. Tôi muốn nhận lại thằng bé để chăm sóc, nhất quyết không cho mẹ nó nuôi" - bà Sang nghẹn giọng. (Theo thông tin từ TT).


Kiều Thúy

Gần một tháng nay, trên một số tuyến phố, chợ dân sinh hay “chợ mạng” đang bày bán tràn lan loại dưa lê bí ngô khá lạ, trọng lượng quả thuộc hàng khủng.

 Loại dưa này đang đổ bộ và được bày bán tràn ngập thị trường, giá dao động từ 15.000-20.000 đồng/kg.

Dưa này hình bầu dục, vỏ ngoài màu trắng rất giống với dưa lê Việt Nam nhưng có thêm những đường kẻ sọc xanh mờ chạy dọc quả, trọng lượng trung bình trên dưới 5 lạng/quả. Có nhiều quả nặng tới gần 1kg/quả, gấp 2-3 lần dưa lê Việt. Bổ dưa ra sẽ thấy cùi dày màu trắng, phần ruột hạt màu vàng sậm, mùi khá thơm.

Dù có giá dao động từ 40.000-55.000 đồng/kg, song vì là loại dưa mới xuất hiện trên thị trường nên khá hút khách mua về ăn giải nhiệt, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng.

Nhiều người cho biết dưa này nhập về từ Trung Quốc. Tại chợ đầu mối, nhiều chủ hàng cho hay, dưa lê bí ngô giá đổ buôn là 20.000 đồng/kg. Hàng này bên Trung Quốc mấy hôm nay hơi khan hiếm nên chỉ về được chưa đầy 1 tấn. Các mối khách sỉ lại lấy nhiều nên hôm nay hết hàng sớm.

“Các mối lấy sỉ về bán lẻ nhiều khi cứ nói là giống dưa mới do nông dân mình trồng cho dễ bán, chứ dưa này toàn hàng Trung Quốc, lấy đâu ra hàng Việt”, một thương lái khẳng định.


Kiều Thúy

Đó chính là khu du lịch Nam Cát Tiên với không gian xanh mát, thích hợp cho những ngày dừng chân cuối tuần của bạn.

Đây là điểm đến hoang sơ vì chưa có nhiều du khách tìm đến.

Khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Sài Gòn 150 km về phía Bắc.

Nơi này cách không quá xa Sài Gòn, bạn có thể chạy xe máy tới mà không lo tốn nhiều công sức.

Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên là một trong 6 khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam được UNESCO công nhận.