THỂ THAO

'Bơi nghệ thuật là môn thể thao khó nhất thế giới'

Nhi Phan • 21-07-2023 • Lượt xem: 1267
'Bơi nghệ thuật là môn thể thao khó nhất thế giới'

Nam giới sẽ được thi bơi nghệ thuật tại Olympic Paris vào năm tới với sự chấp thuận của Ủy ban Olympic Quốc tế.

Xem thêm:
Các đội bị sốc sau vụ xả súng trước khai mạc World Cup 2023, hung thủ bị tiêu diệt
Những chiến binh kiêu hùng 'chất như nước cất' qua ống kính của FIFA

Tại Thế vận hội mùa hè 2024 ở Paris, bộ môn bơi nghệ thuật cho phép các nam giới được tham gia thi đấu sau nhiều thập kỷ bị bỏ lỡ. Việc thêm nam giới vào môn thể thao này thì thể dục nhịp điệu sẽ là môn duy nhất chỉ có nữ giới tham gia. 

Tôi nghĩ đó là một cơ hội lớn để môn thể thao này phát triển và thu hút thêm nhiều nam giới hơn. Môn thể thao này đang bị hạn chế bởi ngăn chặn sự tham gia của nam giới. Nếu bao gồm cả họ thì bạn sẽ thấy mức độ phổ biến và số lượng sẽ được tăng lên” - vận động viên (VĐV) Bill May chia sẻ tại Giải vô địch thể thao dưới nước thế giới đang diễn ra tại Fukuoka, Nhật Bản. 


VĐV Bill May cùng đồng đội đại diện cho Mỹ tham gia môn bơi nghệ thuật tại Giải vô địch thể thao dưới nước năm 2023, ở Nhật Bản. 

Bill May là một trong những người đàn ông đầu tiên được thi đấu môn thể thao bơi đồng bộ khi nó được đưa vào thi đấu thế giới năm 2015 tại Giải vô địch thể thao dưới nước ở Nga. Vận động viên người Mỹ đã có 17 năm làm việc tại Cirque du Soleil (công ty xiếc đương đại lớn nhất thế giới) để trình diễn các tiết mục nghệ thuật về nước. Hiện tại, anh đã nghỉ làm để có cơ hội được thi đấu tại Thế vận hội. 

Bill May cho biết: “Luôn có quan niệm sai lầm rằng đó là môn thể thao chỉ dành cho phụ nữ, những người yếu đuối hoặc đó không phải là môn thể thao khó. Bất kỳ ai có điều suy nghĩ tiêu cực về môn thể thao này, nam, nữ hay bất kỳ ai. Hãy cứ thử đi rồi bạn sẽ biết đó là môn thể thao khó nhất thế giới.” 

Sự áp đặt giới tính đã khiến nam giới e ngại về việc tham gia khi họ rất có hứng thú với môn thể thao này. Vận động viên người Mỹ - Kenny Gaudet mơ ước được trở thành vận động viên bơi lội đồng bộ. Chàng trai trẻ đã thực hiện được giấc mơ này tại Giải vô địch thể thao dưới nước thế giới năm nay. 


Kenny Gaudet đã thực hiện được giấc mơ trở thành vận động viên bơi nghệ thuật. 

Dẫu vậy, đây không phải là một điều dễ dàng cho Gaudet để “chạm chân” trên mặt nước của giải đấu, vận động viên 18 tuổi chia sẻ: “Tôi rất xúc động khi nghĩ về những vấn đề mà tất cả chúng ta đã trải qua và những cuộc đấu tranh mà tất cả chúng ta phải trải qua chỉ để có cơ hội bơi lội và làm những gì mình yêu thích. Tôi đã phải đối diện với vô vàn lời bắt nạt, vu khống và thậm chí là sự căm ghét. 

Chỉ vì giới tính của tôi, chỉ vì tôi là nam trong môn bơi nghệ thuật. Khi tôi mới bắt đầu luyện tập, tôi đã muốn bỏ cuộc rất nhiều lần. Khi lớn lên, các bạn cùng trang lứa thường hỏi tại sao tôi lại tham gia môn thể thao dành cho nữ, tại sao tôi lại giống con gái và hạ thấp nhân phẩm của tôi”. 

Adam Andrasko - nhà tuyển dụng môn bơi nghệ thuật của Mỹ cho biết, có khoảng 100 nam giới đăng ký tại Mỹ và chỉ tăng 2,5% so với 4 năm trước. Vì thế, Andrasko lo ngại rằng sẽ không có nhiều nam giới tham gia nghệ thuật bơi lội tại Thế vận hội, bởi rất ít quốc gia có những người đàn ông đủ mạnh mẽ vượt qua chướng ngại tâm lý. Cùng với đó, Andrasko còn khẳng định cho đến thời điểm hiện tại thì nữ giới vẫn chơi môn thể thao bơi đồng bộ giỏi hơn nam giới rất nhiều. 


Tại Olympic Tokyo 2020, chỉ có nữ giới được tham gia thi đấu môn bơi nghệ thuật. 

Alvarez - vận động viên người Mỹ từng tham dự 2 kỳ Olympic, đã phải ngất xỉu 2 lần khi đang thi đấu trong những năm qua. Mỗi lần như vậy, Alvarez đều nhận kết quả chẩn đoán giống nhau, đó là tình trạng kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần. Theo đó, việc nín thở quá lâu dưới nước cũng gây tổn hại lớn đến sức khỏe. 

Vì thế, khi được hỏi về việc có nên cho nam giới tham gia bộ môn bơi nghệ thuật này không thì Alvarez rất hào hứng, cô cho biết: “Việc bao gồm cả nam và nữ sẽ tạo điều kiện cởi mở hơn cho các chàng trai, cô gái trẻ mơ ước được tham gia Thế vận hội.”. Alvarez còn ghi nhận Bill May là người có các kỹ năng vũ đạo điêu luyện. 

Môn bơi nghệ thuật dưới nước không phải là những động tác của múa ba lê. Nó khác hoàn toàn so với môn thể thao được giới thiệu tại Thế vận hội Los Angeles 1984. Bơi nghệ thuật dưới nước được trình diễn bởi sự nhào lộn của các vận động viên với các động tác nâng, ném và lật cùng với đó là phối hợp với kỹ năng lặn. Tựa như môn thể dục dụng cụ trên mặt nước thì vấn đề rủi ro cũng có thể xảy ra bất cứ khi nào. 


Không phải ai cũng có niềm đam mê với môn thể thao đầy rẫy sự may rủi này. 

Mỗi vận động viên bơi nghệ thuật đều phải luyện tập vất vả mỗi ngày dưới nước, họ phải tập luyện hơn 8 giờ và đạp nước cả ngày. Môn thể thao này yêu cầu các vận động viên phải có khả năng đếm thời gian, cảm nhạc, khả năng trình diễn, đặc biệt, họ không được đeo kính bảo hộ khi thi đấu và còn nhiều yếu tố khắc nghiệt khác. 

Nguồn: Associated Press