ĐỜI SỐNG

Chất tạo màu trong thực phẩm đối với sức khỏe con người

Thiện Thuật • 11-08-2023 • Lượt xem: 2148
Chất tạo màu trong thực phẩm đối với sức khỏe con người

Chất tạo màu thực phẩm được tổng hợp từ chất tạo màu tự nhiên và chất tạo màu nhân tạo và được sử dụng nhằm tạo ra những màu sắc bắt mắt, hấp dẫn trong các đồ ăn uống, thức uống hàng ngày. Tuy nhiên việc sử dụng chất tạo màu như thế nào để an toàn cho sức khỏe là điều nhiều người quan tâm.

Chất tạo màu trong thực phẩm

Các chất tạo màu trong thực phẩm thường được sử dụng để tạo màu sắc tươi sáng, đẹp mắt cho các thực phẩm, đồ ăn, đồ uống như bánh kẹo, nước ngọt, trong một số thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp khác, đôi khi còn được sử dụng trong nấu ăn tại các nhà hàng, quán ăn và cả bếp ăn gia đình. Con người đã bắt đầu sử dụng chất tạo màu thực phẩm những năm 1856 từ nhựa than đá và sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay. Có 2 loại chất tạo màu thực phẩm hay sử dụng đó là chất tạo màu nhân tạo và chất tạo màu tự nhiên.

Đối với chất tạo màu thực phẩm nhân tạo, có 7 chất nhuộm màu thường được sử dụng trong thực phẩm. Đó là màu vàng và màu cam, màu xanh biển, màu chàm, màu xanh lá, màu đỏ và màu hồng. Chất tạo màu tự nhiên bao gồm có trong các loại trái cây như màu đỏ có trong quả gấc, tím, hồng được chiết xuất từ vỏ nho, màu vàng được chiết xuất từ củ nghệ, nhóm màu xanh lục từ lá dền gai cùng các loại trái cây khác.

Sử dụng chất tạo màu trong thực phẩm an toàn sức khỏe

Ngày nay việc sử dụng chất màu thực phẩm tự nhiên được nhiều người sử dụng tận dụng những trái cây, hoa quả, củ có sẵn trong tự nhiên để tạo nên những phẩm màu bắt mắt mà còn cung cấp cho chúng ta nguồn dinh dưỡng và các chất vi lượng khác rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể tạo màu cho món ăn những màu sắc rất đẹp mắt bằng các loại bột tạo màu tự nhiên chợ quê, đảm bảo chất lượng cũng như an toàn về vấn đề sức khỏe. Như màu xanh được tạo ra từ bột lá nếp hoặc lá dứa, bột trà. Màu đỏ có trong bột gấc khô. Màu vàng có thể lựa chọn giữa bột dành dành và tinh bột nghệ. Màu tím tạo ra khi pha một chút bột lá cẩm tím với nước nóng. Màu hồng từ bột củ, nhưng khi sử dụng dưới dạng bột, chúng ta chỉ cần pha với nước cho bột củ dền lên màu và sử dụng. Màu xanh dương là màu đặc trưng của hoa đậu biếc khô.

Để thuận tiện hơn trong việc chế biến, chúng ta có thể sử dụng các loại phẩm màu tổng hợp như màu đỏ, màu xanh, màu vàng cam, màu vàng chanh. Màu tổng hợp thường đẹp và bền màu, nhưng không có giá trị dinh dưỡng và có thể gây ngộ độc nếu lạm dụng.

Trong nấu ăn có nên sử dụng các chất tạo màu thực phẩm không?

Mỗi ngày người nội trợ thường chế biến các món ăn cho gia đình thân yêu của mình với mong muốn món ăn đầy đủ dinh dưỡng và màu sắc hấp dẫn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình người nội trợ nên sử dụng chất tạo của các loại trái cây, rau củ quả tự nhiên chứa nhiều vitamin và các chất cần thiết tốt cho sức khỏe gia đình.

Tuy nhiên vì công việc bận rộn chúng ta không có thời gian chiết xuất màu từ các chất tạo màu tự nhiên thì cũng có thể sử dụng một ít bột màu tổng hợp theo đúng chỉ dẫn, liều lượng cho phép theo quy định của tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm cho phép.

Lưu ý dị ứng và bệnh từ chất tạo màu nhân tạo

Trong việc sử dụng chất tạo màu nhân tạo vào chế biến thực phẩm và các món ăn có thể gây ra các triệu chứng nổi mề đay, hen suyễn và người dị ứng với aspirin cũng thường dị ứng với chất tạo màu vàng số 5.

Các chất tạo màu nhân tạo sử dụng không phù hợp hoặc quá mức cho phép với liều lượng dùng các phản ứng dị ứng sẽ không đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng dị ứng, nên loại bỏ chất tạo màu thực phẩm nhân tạo khỏi chế độ ăn.

Có một số nghiên cứu của các nhà khoa học thí nghiệm trên chuột đực, sử dụng chất tạo màu đỏ số 3 cho thấy nguy cơ tăng khối u tuyến giáp, do đó FDA đã cấm một phần đối với màu đỏ số 3 vào năm 1990. Qua kết quả nghiên cứu khi xem xét thì các khối u tuyến giáp không phải trực tiếp gây ra bởi màu đỏ số 3.

Mỗi ngày chúng ta thường sử dụng các chất tạo màu thực phẩm thông qua các món ăn, đồ uống. Tuy nhiên có một số màu tạo màu đỏ số 40, màu vàng số 5 và màu vàng số 6 có thể gây ung thư nên chúng ta cần hạn chế khi dùng hoặc có thể dùng với liều lượng thấp.