Chúng ta đã ngủ cạnh chó và mèo từ hàng nghìn năm nay, nhưng liệu có nên giữ nguyên điều đó? Những bằng chứng khoa học mới nhất sẽ đưa ra câu trả lời cho vấn đề này.
Đối với những loài đã được thuần hóa như chó hay mèo, chưa có nghiên cứu cho thấy chúng ta đã ngủ cùng chúng từ bao giờ. Thế nhưng nếu như chiếc giường đầu tiên thật sự xuất hiện từ 4000 năm trước, thì thời gian chó được thuần hóa đã gấp lần 5 số đó, khi từ 20000 năm trước. Vì vậy việc ngủ với thú cưng không còn xa lạ. Từ lâu nó đã được coi là sự kết hợp giữa việc ngăn chặn động vật ăn thịt và có tác dụng sưởi ấm.
Ngày nay con người đã không luôn phải cảnh giác với thú ăn thịt, và đã có quần áo ấm nếu như nhiệt độ giảm xuống đột ngột. Vì vậy việc ngủ cùng những người bạn 4 chân dường như không còn cần thiết. Vậy thì trong ngày hiện tại ta nên duy trì hay từ bỏ nó?
Chưa có lời đáp khẳng định
Không may khi câu trả lời là nên từ bỏ. Esme Wheeler, chuyên gia về sức khỏe của loài chó cho rằng “luôn có rủi ro về việc lây truyền bệnh tật hay là bọ chét nếu như ta ngủ cùng với thú cưng. Nhưng nếu đã nuôi "những người bạn nhỏ" trong nhà, thì dù cho có ngủ cùng hay không thì rủi ro này vẫn sẽ xảy ra”.
Dẫu vậy nếu bạn là người khó ngủ, thì chất lượng giấc ngủ có thể sẽ không được đảm bảo vì chó có kiểu ngủ khác nếu ta so sánh với người. Chúng có thể cảnh giác một cách cao độ nếu nghe âm thanh nào đó, và đôi khi sẽ đột ngột thức dậy, từ đó khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ sâu.
Tuy vậy một cuộc khảo sát ở Úc cho thấy những người nuôi chó và mèo nhìn chung ít phải dùng thuốc điều trị chứng khó ngủ hơn những người không nuôi - mặc dù cuộc khảo sát không đặt câu hỏi cụ thể về việc có ngủ chung với chúng hay không, và các nguyên nhân lý giải cho kết quả ấy cũng không rõ ràng.
Thế nhưng một nghiên cứu gần đây dùng nhiều thiết bị có độ nhạy lớn để đo chất lượng giấc ngủ của người ngủ cùng thứ cưng đã phát hiện ra rằng, mặc dù việc nuôi một con chó trong phòng ít ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, nhưng để chúng nằm trên giường lại khiến hiệu quả của việc nghỉ ngơi giảm sút rõ rệt.
Trong các cuộc khảo sát khác, một số người nuôi thú cưng cho biết "người bạn đồng hành" của họ thường xuyên gây rối, trong khi người khác cho rằng chúng giúp họ dễ ngủ hơn. Nhìn chung, không có kết luận cụ thể về những điều này một cách thống nhất.
Dù cho như vậy thì việc giúp cún hiểu ra lúc nào có thể ngủ cùng và lúc nào không là một vấn đề tương đối nan giải. Bởi một khi loài cho được phép lên giường ngủ cùng chủ nhân, thì sẽ vô cùng khó để thuyết phục chúng điều đó không xảy ra nữa. Điều đó có thể ảnh hưởng đến mặt cảm xúc của phía chủ nhân cũng như thú nuôi.
Vì vậy nếu muốn ngủ cùng thú cưng, bạn phải dạy chúng biết cách hiểu rõ khi nào lên giường và khi nào không. Có những thời điểm nhất định mà chúng được phép, thế nhưng sẽ có những lúc chúng không được phép. Điều này có thể thực hiện thông qua tác nhân kích thích nào đó, chẳng hạn như khi có một chiếc chăn đặc biệt nằm ở trên giường thì chúng sẽ hiểu mình được cho phép. Điều này có thể đặc biệt quan trọng trong những tình huống khác nhau.
Điều đáng lưu ý là khi thú cưng già đi, chúng có thể khó đứng dậy hoặc xuống khỏi giường hơn. Để giảm bớt căng thẳng trong những năm sau này, tốt nhất là chúng nên có chỗ ngủ riêng.
Riêng với loài mèo, chúng ít có xu hướng thích ngủ cùng người như chó, thế nhưng cũng có như con tương đối quấn chủ. Lời khuyên vẫn tương tự như trên, tốt nhất là nên tách riêng và huấn luyện chúng ở những tình huống khác nhau.
Cách vệ sinh giường cho người ngủ cùng thú cưng
Chó và mèo có thể để lại lông thú trên giường, và chúng chính là nguyên nhân gây ra dị ứng, mang theo vi khuẩn hoặc vi trùng, cũng như là làm thay đổi kết cấu của chăn ga giường. Và dù vật nuôi không được phép lên giường, thì chúng vẫn sẽ rụng lông hàng ngày nên việc vệ sinh chăn ga một cách thường xuyên luôn được khuyến khích.
Một trong những biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng này đó là trải thêm một lớp chăn bông lên bề mặt giường. Theo đó thứ này sẽ cung cấp thêm một lớp bảo vệ, vì hầu hết lông thú sẽ bám trên chúng chứ không đi sâu vào lớp mà ta tiếp xúc nằm ở bên dưới. Ngoài ra khi chọn những vật phẩm này, cũng nên chọn lựa các màu nổi bật để dễ dàng làm sạch và nhận ra nguy cơ tiềm ẩn.
Ngoài ra cũng nên giặt ga trải giường đúng cách và thật thường xuyên. Cách tối ưu nhất để loại bỏ mùi hôi và lông còn sót lại là cho chúng vào máy sấy và chạy ở chế độ không có nhiệt, để việc lộn nhào những vật dụng này sẽ giúp lông thú tách ra khỏi bề mặt vải, từ đó hiệu suất làm sạch cũng được tăng lên, trước khi cho vào máy giặt. Một điều cũng cần lưu ý là khăn trải giường nên được giặt riêng và không trộn lẫn với các vật dụng hay quần áo khác để tránh nhiễm chéo.
Trước khi giặt giũ thì cũng đừng quên hút bụi hàng ngày cho bộ chăn ga. Nếu không có vật dụng chuyên dụng này, thì hãy sử dụng cây lăn bám dính hoặc là bàn chải để loại bỏ lông thú cưng và tóc rụng. Cách thủ công hơn đó là sử dụng băng dính để loại bỏ được những phụ phẩm trên, hoặc dùng găng tay cao su cọ sát vào tạo tích tiện để dễ thu gom lớp lông rụng này.
Quan trọng nhất là luôn tắm rửa và giữ vệ sinh cho thú cưng của bạn. Dựa trên khuyến nghị của bác sĩ thú y đối với từng loài, hãy vệ sinh cho chúng một cách thường xuyên, từ đó giúp loại bỏ chất bẩn tích tụ trên cơ thể chúng. Việc này cũng giúp loại bỏ da và lông chết, khiến lông giảm rụng và bộ lông ngày càng sạch sẽ cũng như khỏe mạnh.
Ngoài ra nếu có thể, hãy chải lông cho chúng nhiều lần một tuần để khuyến khích chúng rụng lông có kế hoạch, thay vì chờ chúng dàn trải trong khắp không khí.
Và để tránh những bất lợi cần thiết, hãy rèn luyện thú cưng và cho chúng biết khi nào có thể nằm ngủ trên giường hoặc không được phép. Bằng cách này, bạn có thể biến chiếc giường thành một “phần thưởng” đặc biệt cho thú cưng và hạn chế rủi ro tiềm tàng. Để tập luyện cho chúng, hãy cho thức ăn và hướng chúng đến chiếc giường khi chúng làm tốt, và ngược lại phải thật nghiêm khắc đối với bất cứ phản ứng phản kháng nào.