Kỳ 49: Đại văn hào Johann Wolfgang von Goethe - Cà phê là thức uống tuyệt vời nhất!

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… của cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

 

Cà phê vừa là xúc tác sáng tạo để con người khám phá thế giới, quán thấu bản thân cũng vừa là đối tượng nghiên cứu của khoa học.

Johann Wolfgang von Goethe – Người tiên phong tạo nên xã hội cà phê

Cà phê du nhập vào Đức từ những năm 1670, là thức uống trong cung điện Berlin năm 1675 và quán cà phê Đức đầu tiên xuất hiện ở Hamburg vào năm 1679. Nhà triết học người Đức Jurgen Habemans từng ví hàng quán cà phê giống như địa điểm quan trọng không thể thiếu trong xã hội và là yếu tố cấu thành nên “không gian công cộng” (public sphere). Tuyên bố này của ông được minh chứng khi một loạt những buổi diễn thuyết công khai tại quán cà phê đã đề cập thẳng thắng về chính trị, xã hội và trách nhiệm của công dân, chính phủ,… những chủ đề vốn chỉ thuộc về quyền phát ngôn của một bộ phận xã hội trong quá khứ.

Với Johann Wolfgang von Goethe cũng không ngoại lệ. Là một nhà tư tưởng hoạt động đồng thời trên nhiều lĩnh vực về văn học - nghệ thuật, lịch sử, triết học, mỹ học, địa lý… thì quán cà phê quả là một nơi chốn lý tưởng để ông thảo luận những quan điểm, tư tưởng mới. Trong suốt thời gian hoạt động của mình, Goethe từng sinh sống qua nhiều nước từ Đức, Ý cho đến Viên (Áo), và ông luôn giữ thói quen thường xuyên tới các hàng quán cà phê. Ông thậm chí còn được biết đến như là một vị khách quen nổi tiếng tại quán cà phê Antico Caffè Greco tại thành Rome - Ý và Florian Café ở Viên.

Không chỉ dành thời gian chiêm nghiệm, suy tư về những tác phẩm mới tại đây, Johann Wolfgang von Goethe chính là người đã kéo các văn nhân và nghệ sĩ đến quán cà phê Antico Caffè Greco, biến nơi đây trở thành một trong những quán cà phê nổi tiếng tại Ý lúc bấy giờ. Theo nghĩa đó, Goethe đã góp phần quan trọng vào sự hình thành xã hội cà phê tại Châu Âu. Ngày nay tại Antico Caffè Greco, người ta còn treo một bức ảnh vẽ chân dung Johann Wolfgang von Goethe như niềm tự hào khi là nơi vị văn hào vĩ đại của nước Đức ghé thăm.

 

Và minh chứng cà phê là nguồn năng lượng tỉnh thức của nhân loại 

Johann Wolfgang von Goeth uống cà phê mỗi ngày. Thói quen này khiến ông cảm thấy tỉnh táo, hạnh phúc và tập trung hơn trong công việc lẫn cuộc sống. Loại cà phê mà ông ưa thích chính là cà phê mocha Ả Rập. Thậm chí, Johann Wolfgang von Goethe còn thích tự chưng cất cà phê. 

Tình yêu đặc biệt đối với cà phê đã thôi thúc sự tò mò của Johann Wolfgang von Goethe về cấu tạo thành phần thức uống kỳ diệu này, rằng tại sao khi con người uống cà phê lại cảm thấy tỉnh táo, tập trung và hạnh phúc đến vậy. Trong tín ngưỡng của người Ethiopia, cà phê được xem là quà tặng của Thượng đế, nhưng cà phê cũng từng bị người dân châu Âu từ chối đến mức một số nước đã ra lệnh cấm sử dụng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự tò mò đến yêu thích của Johann Wolfgang von Goethe thúc đẩy ông phải dày công nghiên cứu. Ông đã gửi “đề tài nghiên cứu” này cho chính người bạn thân của mình - nhà hóa học Friedlieb Ferdinand Runge để tìm lời giải đáp.

Sau khi nhận được túi cà phê từ Goethe, Friedlieb Ferdinand Runge đã bắt tay ngay vào hành trình khám phá công năng diệu kỳ của hạt cà phê bằng cách phân tách chúng. Từ những hạt mocha Ả Rập, ông cô lập và tinh chế được thứ bột màu trắng, đắng, không mùi và gọi là caffeine. Không chỉ mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho não bộ, caffeine còn là một dược phẩm cho ngành y tế với những công dụng điều trị các bệnh tim mạch, đường huyết,...

Kết thúc công trình khám phá khởi xuất từ tình yêu đặc biệt của Johann Wolfgang von Goethe dành cho cà phê, lần đầu tiên trong lịch sử, cà phê đã minh chứng công dụng tuyệt vời của mình với công chúng theo cách khoa học thực nghiệm. Nếu trước đây, con người đón nhận cà phê như món quà của Thượng đế, thì nay tiếp nhận cà phê thông qua góc nhìn khoa học. Cà phê chính là thức uống tuyệt vời khiến cho con người luôn cảm thấy tỉnh thức, tập trung và hạnh phúc.

Đón đọc kỳ sau: Cà phê trong phẩm cách của người Do Thái