Kỳ 83: Margaret Thatcher - cà phê và sự phục hồi kinh tế Vương quốc Anh

Trong những năm Vương quốc Anh thực hiện các cuộc cải cách kinh tế lớn và đạt được bước phát triển phép màu, cà phê cũng đã thay thế trà, trở thành thức uống được lựa chọn là năng lượng mở hướng cho giấc mơ thời đại.

 

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

Dấn thân bằng đức tin kiên định

Vào đầu những năm 1970, nền kinh tế Anh chịu sự bất ổn sâu sắc với sự sụp đổ của nền công nghiệp sản xuất. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá trị đồng bảng Anh giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các cuộc đình công diễn ra khắp nơi, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Mùa xuân năm 1979, Margaret Thatcher – một phụ nữ xuất thân trong gia đình buôn bán nhỏ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Anh, đây là bước ngoặt mới cho nền kinh tế chính trị Anh lúc bấy giờ.

Để cứu vãn vận mệnh ngày càng suy yếu của nước Anh, bà Thatcher quyết tâm tiến hành cải cách kinh tế với những chính sách được gọi chung là Chủ nghĩa Thatcher (Thatcherism). Bà đã thúc đẩy thực hành mô hình tân tự do, ủng hộ tự do về kinh tế. Nhiều ngành công nghiệp quốc hữu hóa được thay thế bằng tư hữu hóa trên quy mô lớn. Bà cũng phản đối việc chính phủ can dự quá nhiều vào sinh hoạt kinh tế và kiểm soát chặt chẽ đối với chi tiêu công.

Những năm đầu thực hiện, lạm phát tiền tệ vẫn cao, kinh tế tiếp tục suy thoái, xã hội ngày càng loạn. Bà Thatcher chịu sự công kích mãnh liệt từ phe đối thủ và 364 nhà kinh tế học nổi tiếng. Thatcher không một chút nhượng bộ, bà tiếp tục áp dụng hàng loạt chính sách cứng rắn trong các phương diện kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, nội chính. Lập trường cương quyết như chiến binh không bao giờ quay đầu của bà cuối cùng cũng đã hồi sinh hoạt động kinh doanh của Anh, thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp Anh. Chính sách của bà gây ảnh hưởng đến mức, Chủ nghĩa Thatcher đã được liệt kê trong từ điển Oxford như nguyên tắc phổ biến trong giới chính trị nhằm ủng hộ thị trường tự do. Khái niệm này đồng thời được mở rộng trong nền văn hóa đại chúng, các chính sách kinh tế mới.

Một trong những điểm nổi bật của Margaret Thatcher trong thời gian đương nhiệm chính là cách bà gián tiếp thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo của Vương quốc Anh. Suốt những năm 1980, Maragret Thatcher cùng chính phủ của bà tạo ra những chiến dịch truyền thông thành công với nhiều chủ để từ đời sống xã hội cho đến những thay đổi lớn về kinh tế trong quá trình tư nhân hóa hàng loạt, nhằm hồi sinh nước Anh bằng “văn hóa doanh nghiệp”. Maragret Thatcher liên tục khuyến khích tinh thần sáng tạo như là con đường duy nhất tiến về phía trước.

Năm 1983, chính phủ Thatcher đã giới thiệu Chương trình Trợ cấp Doanh nghiệp hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp nhỏ sáng nghiệp. Những chiến dịch này không chỉ mang lại tác động chính trị mà còn thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo với sự ra đời của nhiều công ty trong lĩnh vực thiết kế, quảng cáo, truyền thông và ngành công nghiệp điện ảnh, truyền hình, gián tiếp tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo tại nước Anh trong thế kỷ 20.

Cà phê - Thức uống của thời đại mới

Margaret Thatcher giữ chức thủ tướng Vương quốc Anh từ năm 1979 đến năm 1990, là thủ tướng tại vị lâu nhất của thế kỷ 20. Đối với những người ủng hộ, Thatcher là nữ anh hùng mang tính biểu tượng của dân tộc, người đã chấm dứt chu kỳ suy tàn của nước Anh sau Thế chiến thứ hai. Cũng nhiều người chỉ trích bà như một kẻ hủy diệt ngoan cường đối với cấu trúc kinh tế xã hội của Vương quốc Anh. Dù hưởng ứng hay phản đối, thì tất cả đều thừa nhận Margaret Thatcher là nhà lãnh đạo đầy dũng cảm. Margaret Thatcher không quan tâm đến lợi ích chính trị, không quan tâm những lời khen ngợi và danh tiếng, bà chỉ quan tâm đến những gì tốt nhất cho quốc gia. Vì thế bà đủ can đảm đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng và tự tin theo đuổi đến cùng.

Margaret Thatcher nổi tiếng trong giới chính khách với danh xưng “Iron Lady” – bà đầm thép. Margaret Thatcher luôn xuất hiện với hình ảnh tràn đầy năng lượng trước công chúng. Bà làm việc chăm chỉ và không biết mệt mỏi, gần như Thatcher chỉ ngủ bốn giờ mỗi ngày. Tờ The Times đã gọi bà là “Nhà lãnh đạo chiến binh định hình lịch sử”. Margaret Thatcher giữ đầu óc tỉnh táo bằng thói quen uống cà phê. Bà khởi đầu ngày mới bằng một tách cà phê không đường cùng một chút sữa trước khi tới văn phòng tại Hạ Viện. Margaret Thatcher thích tự pha cà phê cho bản thân và người trong gia đình. Ngay cả khi xuất hiện trên truyền hình, bà cũng đang pha cà phê hòa tan trong nhà bếp.

Margaret Thatcher đồng thời là người khuyến khích sử dụng cà phê, mở ra thời kỳ tái sinh của hàng quán cà phê tại Anh. Từ thế kỷ 17, Anh là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên phổ quát văn hóa cà phê. Thời kỳ khai sáng, những quán cà phê ở Anh nổi danh đến mức được gọi là “Penny Universities” – Trường đại học một hào. Tuy nhiên, phần lớn thuộc địa của Vương quốc Anh là các quốc gia trồng trà. Vì doanh thu có được từ thương mại trà, Hoàng gia và giới thượng lưu hậu thuẫn khuyến khích tiêu thụ trà thay cho cà phê. Đến giữa thế kỷ 19, khi việc uống trà được nghi thức hóa thành văn hóa trà chiều đặc trưng của người Anh thì cà phê gần như bị lãng quên.

Cuối thế kỷ 20, khi Margaret Thatcher nỗ lực tăng năng suất lao động của người Anh, bà đã rút ngắn thời gian uống trà của người lao động. Điều này có nghĩa bà đang chống lại hệ thống cũ để thiết lập trật tự mới. Charles Moore – người viết tiểu sử Margaret Thatcher đã mô tả đó là “cuộc đấu tranh vĩ đại”. Những năm 1980, mức tiêu thụ trà ở Anh giảm liên tục. Trong khi đó, sở thích uống cà phê của đất nước này ngày càng nở rộ. Vào năm 1986, lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán cà phê ở Anh đã vượt doanh số bán trà.

Những người Anh khao khát tái xác lập vị thế cường quốc Anh đã chọn lối sống hiện đại. Họ xem trà là thức uống của “nước Anh cũ”, vì thế cà phê được chọn là năng lượng góp phần tạo dựng giấc mơ thời đại mới. Hàng quán cà phê bùng nổ trên khắp Vương quốc Anh và thường chật kín người. Thậm chí “Flat White” – tên một loại cà phê còn được sử dụng để biểu thị các doanh nghiệp sáng tạo, phát triển dựa trên nền kinh tế kĩ thuật số (Flat White Economy). Thay vì làm việc tại văn phòng hoặc ngồi ở nhà thì những người làm trong ngành sáng tạo thường tới quán cà phê làm việc. Cộng đồng sáng tạo độc lập ngồi cùng một quán cà phê tạo thành kiểu quan hệ cộng sinh và dẫn đến hiệu ứng tác động, khuyến khích đổi mới để trở nên xuất sắc. Nhà tư tưởng kinh tế Douglas McWilliams nhận định hệ sinh thái Flat White Economy là tương lai của nền kinh tế Anh.

Margaret Thatcher được nhìn nhận là nhân vật chính trị có ảnh hưởng của thế kỷ 20. Bà còn tạo ra những hiệu ứng đậm nét trong nghệ thuật và văn hóa đại chúng. Rất nhiều tác phẩm văn học, bài bình luận, phim truyện, tác phẩm âm nhạc, hội họa… lấy nguồn cảm hứng từ cuộc đời và sự nghiệp Margaret Thatcher. “Bà đầm thép” (Iron Lady) là một trong những bộ phim nổi tiếng kể về hành trình của Margaret Thatcher – từ con gái gia đình bình dân trở thành thủ tướng lãnh đạo một cường quốc thế giới.

Iron Lady là câu chuyện chân thực về ý chí sắt đá, tinh thần dũng cảm không bao giờ lùi bước để tự quyết định số phận của chính mình và thay đổi vận mệnh quốc gia. Iron Lady cũng là một trong những bộ phim được Nhà sáng lập, Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn trong Tủ phim Nền Tảng Đổi Đời nhằm chuyển tải đến thế hệ trẻ những bài học có giá trị vượt thời gian, từ đó hun đúc tinh thần chiến binh, dám dấn thân cho khát vọng lớn xây dựng Việt Nam hùng cường.

Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao

Đón đọc kỳ sau: Phương Tây và sự thiết lập văn hóa cà phê mới.