Nguyên tắc vàng tủ sách quản lý tài chính của ông Lâm Minh Chánh giúp bạn làm chủ tương lai

 
 
 

Là một nhân viên văn phòng với mức khiêm tốn hay là một đối tượng thuộc nhóm bị giảm thu nhập vì dịch Covid-19 vậy thì làm cách nào để bạn có thể vẫn sinh hoạt tốt, trang trải các chi phí mua sắm và hoạch định kế hoạch tương lai… Tất cả ước mơ về độc lập, tự do tài chính đều có thể thành hiện thực khi bạn biết lắng nghe “Quy tắc vàng” trong quản lý tài chính cá nhân của chuyên gia Lâm Minh Chánh.

 
 

Ông Lâm Minh Chánh (chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính, tác giả cuốn sách Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam) cho biết có 4 cấp độ của mục tiêu tài chính cá nhân gồm có An toàn, Đảm bảo, Độc lập, Tự do.

 

Quản lý tài chính là một kỹ năng sinh tồn cần thiết của bất kỳ ai, đặc biệt là người trẻ.

- Anh Lâm Minh Chánh

 
 
 
 
Quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng sinh tồn cần thiết cho bất kỳ ai (trích sách) - Nguồn: bizuni.vn
 

Bài toán tiết kiệm – kỹ năng sinh tồn

Theo như Lâm Minh Chánh chia sẻ trong quyển sách “Quản lý tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam” thì việc xem quản lý tài chính là một kỹ năng sinh tồn cần thiết của bất kỳ ai, đặc biệt là người trẻ. Kỹ năng này giúp mọi người có thể quản lý thu chi hợp lý để đạt mục tiêu tự do về tài chính cho bản thân và gia đình. Tác giả cho rằng người Việt có hai lỗi sai trong quản lý tài chính cá nhân: không biết hết giá trị của tiền và sử dụng tiền còn chưa hợp lý.

 
 

Ông Lâm Minh Chánh ví dụ cụ thể: “Lương khởi điểm của một sinh viên mới ra trường thường ở ngưỡng thấp. Ngoài chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản, anh ta nên trích 5% tiền lương để đưa vào quỹ tiết kiệm trước, rồi mới phân bổ số tiền còn lại cho các khoản chi cần thiết ưu tiên. Nếu không thể tiết kiệm với lương thưởng hiện tại, anh ta có thể tiết kiệm bằng cách kiếm thêm khoảng 10 – 15% từ công việc làm thêm lương thiện và an toàn.”

 
 

Không thể phủ nhận những khoản chi vì nhu cầu và quyền tự do ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai bạn. Để tiếp tục duy trì những sở thích cá nhân, họ có thể tạo ra một khoản tiết kiệm hàng tháng rõ ràng, chuyên để phục vụ nhu cầu đó. Điều ấy khiến cuộc sống họ trở nên thoải mái hơn bởi không còn những nỗi lo lắng, sợ hãi vì lỡ tay tiêu tiền vào đầu tháng dẫn đến thiếu trước, hụt sau vào cuối tháng dường như là tình trạng chung của nhiều người.

 
 

Quản lý tiền là một kỹ năng sinh tồn cần thiết với mọi người. Nguyên tắc của sử dụng tiền là phải biết tiết kiệm trước rồi mới sử dụng.

 
 
 

Tuân thủ kỷ luật

Tác giả Lâm Minh Chánh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kỷ luật và thực hành đối với bất kỳ ai muốn an toàn về tài chính. Thực hành nhiều lần giúp mỗi người có thể thành thạo kỹ năng. Kỷ luật giúp việc thực hành của bản thân diễn ra đúng kế hoạch đã đặt ra.

 
 
4 Bí quyết tiết kiệm để có một gia tài (trích sách)- Nguồn: bizuni.vn

Cụ thể, nếu làm không đúng kế hoạch chi tiêu, chúng ta hãy tự nhắc mình về mục tiêu độc lập tài chính, hoặc mục tiêu tự do tài chính mà mình hướng đến trong tương lai để có động lực rèn bản thân trở nên kỷ luật hơn, làm đúng kế hoạch tiết kiệm.

 
 
Sách “Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam” được đông đảo độc giả đón nhận
Tác giả Lâm Minh Chánh giao lưu với bạn đọc trong buổi ra mắt sách ngày 18/7/2020 - Nguồn: Kim Phượng
 

Ông Lâm Minh Chánh đã đưa ra một ví dụ cụ thể hình dung về hiệu quả của việc quản lý, tiết kiệm và tích lũy tiền như sau: “Nếu có thu nhập khoảng 10 – 15 triệu/ tháng, chúng ta hãy tiết kiệm 1 triệu một tháng, sẽ được 12 triệu một năm. Nếu có thu nhập 20 – 30 triệu/ tháng, chúng ta hãy tiết kiệm 2 triệu một tháng, sẽ được 24 triệu một năm. Nếu có thu nhập 40 – 60 triệu/ tháng, chúng ta hãy tiết kiệm 5 triệu một tháng, sẽ được 60 triệu một năm”.

Những con số tiết kiệm đó bạn hãy thử nhân cho 10 năm để thấy được sự “to lớn” của nó và sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu xa hơn như mua nhà, đầu tư cho con cái du học, nghỉ hưu sớm…

 
 
 
 
 

Ghi chép chi tiêu – “chìa khóa” của quản lý tài chính

Tác giả cũng đưa ra lời khuyên cho những người mới bắt đầu tập luyện kỹ năng quản lý tài chính. Ông cho rằng, mọi người cần phải ghi nhận tất cả những chi tiêu của bản thân ít nhất ba tháng trong sổ tay, phần mềm hoặc ứng dụng chuyên về quản lý tiền. Tuy nhiên, mỗi người không cần ghi chép chính xác những khoản quá nhỏ. Tổng số tiền ghi lại bằng hoặc cao hơn 97% số tiền đã chi là đạt yêu cầu.

Bí quyết tiết kiệm để có một gia tài (trích sách)- Nguồn: bizuni.vn
 
 
 
 
 

Sau khi ghi chép 3 tháng xong, mỗi người nên tự mình liệt kê lại và chia thành từng loại như sau:

  • Những nhu cầu thiết yếu: nhà, ăn uống, hóa đơn điện nước, điện thoại, đi lại.

  • Những tiện nghi quan trọng: quần áo, ăn ngoài, lễ nghĩa, giải trí, giao tiếp.

  • Trả nợ hoặc tiết kiệm để mua sắm: Nếu không trả nợ, thì nên có một khoản tiết kiệm để mua sắm tài sản hay những hàng tiêu dùng có giá trị cao.

  • Hưởng thụ: mua chăm lo cho bản thân, làm những việc mình thích thú.

  • Giáo dục, phát triển cá nhân: mua sách, tham gia các khóa đào tạo, hội thảo có giá trị thiết thực.

  • Giúp đỡ người khác: từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè, cộng đồng…

Chia nhỏ các khoản cần tiết kiệm để quản lý chi tiêu hiệu quả - Nguồn: Sách Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam
 
 

Mọi người cần xem xét từng khoản chi theo tính thiết yếu và quan trọng. Những khoản mà không chi cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, không ảnh hưởng đến ai thì nên hạn chế tối đa. Những khoản mua sắm để cạnh tranh, khoe mẽ, những khoản tiêu xài để chứng tỏ đẳng cấp… cũng nên được cắt bỏ. Khi đó, chúng ta sẽ dư ra 10%, 15% thậm chí 20% để tiết kiệm và tích lũy cho quỹ tài chính cá nhân của chúng ta.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Dưới đây là một số chia sẻ của tác giả Lâm Minh Chánh trong cuốn sách Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam giúp người đọc có thêm kiến thức về quản lý tài chính cá nhân để tiết kiệm hiệu quả:

  1. Tách bạch giữa tài chính cá nhân và tài chính của công việc. 
  2. Đặt thứ tự ưu tiên và quản lý các quỹ chặt chẽ.
  3. Trước hết tiết kiệm tiền
  4. Thay vì vay, hãy tiết kiệm và tạo quỹ mua sắm.
  5. Chơi với người giàu hơn nhưng đừng tiêu xài bằng họ.

Để biết thêm thông tin về Sách Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam và về tác giả, bạn có thể truy cập đường link: https://bizuni.vn/sach-tai-chinh-ca-nhan. Sách hiện đang được bán trên các trang thương mại điện tử và hệ thống nhà sách Fahasa toàn quốc.