Thể thao

Tin vui cho nhân loại, lần đầu phát hiện loại enzyme “tiêu hóa” được chai nhựa

M.N • 17-04-2018 • Lượt xem: 838
Tin vui cho nhân loại, lần đầu phát hiện loại enzyme “tiêu hóa” được chai nhựa

Các nhà khoa học cho biết vừa phát hiện một loại enzyme đặt biệt có khả năng “tiêu hóa” chai nhựa và giúp thế giới giải quyết vấn nạn ô nhiễm bởi rác thải từ nhựa.

Vào năm 2016, các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loại vi khuẩn có khả năng “phân hủy” chất thải hựa từ một bãi rác ở Nhật. Bắt đầu từ đó, nhiều cuộc nghiên cứu đã được đầu tư mới đây, người ta phát hiện ra một loại enzyme mới có khả năng phân hủy được chất thải từ nhựa.

Phân tử có trong loại enzyme được cải tiến này có thể phân hủy được PET (nhựa dỏe) được sử dụng để sản xuất nhai nước uống. Giáo sư John McGeehan, đến từ trường Đại học Portsmouth, Anh – đứng đầu cuộc nghiên cứu cho hay: “Phát hiện quả vô cùng tuyệt vời, chúng tôi đã thật sự sốc khi tìm ra loại enzyme này ”.

Loại enzyme mới này hi vọng sẽ giúp nhân loại làm sạch rác thải từ nhựa

Loại enzyme mới này chỉ mất vài ngày để có thể bắt đầu “tiêu hóa” được nhựa trong khi các đại dương của chúng ta mất tới nhiều thế kỷ mới phân hủy được loại rác thải này. Các nhà khoa học khá lạc quan hi vọng quá trình phân hủy của loại enzyme sẽ được thực hiện trên diện rộng.

“Chúng tôi hi vọng sẽ dùng loại enzyme này để phân hủy rác thải từ nhựa chúng ta sẽ tiết kiệm rất nhiều trong việc phải khoan sâu vào lòng dất chôn chúng như trước, và không gây ảnh hưởng đến môi trường” – Giáo sư John chia sẻ.

Ước tính mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra và chỉ 14% trong số đó được tái chế, số còn lại gần như bị tống thẳng ra đại dương gây ô nhiễm nghiêm trong và ảnh hưởng đến nguồn hải sản mà chúng ta ăn vào.

Công nghệ hiện tại chỉ có thể tái chế các hai nhựa thành quần áo hay thảm lót thì với loại enzyme mới này sẽ cho phép tái chế những chai nhựa trở lại trông suốt như ban đầu, hạn chế việc sản xuất những chai nhựa mới. Giáo sư McGeehan cũng nêu lên một thực tế đáng buồn, việc sản xuất chai nhựa khá đơn giản với giá thành rẻ hơn nhiều so với việc thu gom và tái chế đó là lý do tại sao các công ty vẫn đi theo hướng sản xuất chai nhựa dẻo để rồi môi trường sống bị xuống cấp.

Loại vi khuẩn này có vốn được phát hiện một cách tình cờ ở bãi rác của Nhật có cấu trúc tương tự như cấu trúc của vi khuẩncutin một loại polymer tự nhiên có trên lớp bảo vệ của cây cối. Khi mà nhóm nghiên cứu tách lớp enzyme này ra vô tình phát hiện khả năng phân hủy PET tuyệt vời của chúng.

Giáo sư McGreehan hi vọng loại enzyme mới này sẽ được phát triển và nhân rộng để giải quyết vấn đề ô nhiễm do nhựa PET đang gây ra. Ông liên tưởng về ngành công nghiệp enzymes từng dùng trong bột giặt đã phát triển nhanh gấp 1.000 lần chỉ trong vài năm và ao ước một ngày không xa loại enzyme “ăn” PET cũng sẽ có sự phát triển thần tốc như thế.

Một thông tin đáng mừng enzymes này hoàn toàn không có độc tố và vô cùng lành tính.