ĐỜI SỐNG

5 phương pháp giúp giảm khủng hoảng tâm lý tuổi nghỉ hưu

Diệu Huyền • 06-10-2022 • Lượt xem: 356
5 phương pháp giúp giảm khủng hoảng tâm lý tuổi nghỉ hưu

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý thì hơn 80% người ở độ tuổi nghỉ hưu điều mắc phải khủng hoảng tâm lý. Việc khủng hoảng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, kéo theo nhiều chứng bệnh khác về tâm lý. Vậy phải làm gì để không rơi vào trạng thái này?

Một vài nội dung về tuổi nghỉ hưu

Hiện nay mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng lên. Tại Khoản 2 điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau: "Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035".

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ."

Căn cứ theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường vào mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Chuẩn bị tinh thần trước khi về hưu

Người sắp đến tuổi hưu cần chuẩn bị tâm lý cho bản thân đón nhận việc nghỉ hưu và xem đó là việc bình thường. Cần cố gắng suy nghĩ tích cực và tạo cho mình nhiều điểm tựa vững vàng trước khi nghỉ hưu. Tự trang bị trước cho mình một khoản tiền dự phòng để cải thiện cuộc sống bất cứ khi nào. Luôn củng cố niềm tin vững chắc rằng nghỉ hưu là sự khởi đầu của thời gian tuyệt vời. Bản thân mình có thể làm việc cho mình, học tập và sống cho chính bản thân mình.

Quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn

Khi đã nghỉ hưu thì cần loại bỏ những thói quen xấu vốn đã hình thành trong thời gian đi làm như  thức khuya, dậy sớm và tăng ca bất kể giờ giấc. Cần xây dựng cho mình một thời gian biểu khoa học như là ngủ sớm dậy sớm, có khi cho phép bản thân dậy muộn, nghỉ ngơi đúng giờ. Cần vận động phù hợp để thích nghi với nhịp sống mới khi đã nghỉ hưu. Phát huy các thói quen tốt trong ăn uống ngủ nghỉ.

Có thể tiếp tục làm những việc phù hợp với sức lực

Khi đã nghỉ hưu nhưng vẫn có các cô, chú sức khỏe còn tốt, dồi dào và có kỹ năng, trình độ thì vẫn có thể chủ động tìm kiếm nhiều công việc khác nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe. Để có thể tiếp tục thể hiện giá trị của bản thân, cống hiến cho xã hội nhưng vẫn duy trì sức khỏe của bản thân. Mặt khác để nuôi dưỡng tinh thần khỏe mạnh, nhưng công việc phải nằm trong khả năng, không ép mình làm quá sức, không nên miễn cưỡng. 

Thiết lập mối quan hệ hài hòa với bạn bè, gia đình, con cháu

Điều cần làm đầu tiên là người về hưu nên chủ động mở lòng và chia sẻ nhiều hơn với người thân, bạn bè. Bằng nhiều cách như: liên hệ với bạn bè hội ngộ, tụ tập, sinh hoạt trò chuyện, du lịch cùng nhau với mức chi phí cho phép được. Có như vậy càng gắn kết mối liên hệ bạn bè giúp người về hưu càng để tâm hồn mình giữ được sự trẻ trung, vui khỏe  hàng ngày.

Gia đình, con cháu của người về hưu cần quan tâm tới đời sống vật chất của cha, mẹ hay ông bà mình. Ngoài ra càng không được coi nhẹ vấn đề tâm lý, hãy cùng luận bàn về những thay đổi xã hội hay về những vấn đề mà người về hưu quan tâm.

Hình minh họa

Cần phát triển những kỹ năng mới của bản thân

Khi người về hưu chuyển qua học một cái gì đó mới như làm bánh, làm vườn, trồng cây, nuôi gà hay may vá, thiết kế mẫu mới cho việc may vá… Đây có thể là những kỹ năng mới khi chưa nghỉ hưu thì chưa hề biết, việc tập trung cho những hoạt động này làm ta ít suy nghĩ lung tung. Vì lúc này, não bộ của người nghỉ hưu đang tiến hành hoạt động cho một ý tưởng mới, những trải nghiệm mới.

Ngoài 5 phương pháp đã nêu trên thì người nghỉ hưu cần phải tập thể dục thể thao chọn cho mình môn thể thao phù hợp sức lực và mình yêu thích để tập như đi bộ, cầu lông hay bơi lội… Công việc cần quan tâm nữa là việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để duy trì cuộc sống vui khỏe bên gia đình, con cháu và bạn bè của tuổi nghỉ hưu.