ĐỜI SỐNG

7 kỹ năng cần được rèn luyện từ bé

Uyên Nguyễn • 19-09-2024 • Lượt xem: 315
7 kỹ năng cần được rèn luyện từ bé

Ngoài một mái ấm an toàn và tràn đầy tình yêu thương, trẻ em còn cần trang bị những kỹ năng thiết yếu để có thể tồn tại trong cuộc sống. Chúng cần sự bền bỉ về mặt tinh thần, khả năng phục hồi, năng lực xã hội, sự nhận thức về bản thân và sự chính trực về mặt đạo đức. Sự khác biệt có thể đến từ cách dạy con của mỗi gia đình. Dưới đây là 7 kỹ năng thiết yếu mà cha mẹ có thể cân nhắc khi dạy trẻ.

1. Sự tự tin

Lòng tự tôn khác với sự tự tin. Lòng tự tôn là cách chúng ta cảm nhận về bản thân và cách chúng ta tương tác với thế giới. Trong khi đó, sự tự tin đo lường niềm tin của chúng ta vào khả năng của mình.

Có ít bằng chứng cho thấy lòng tự tôn cao dẫn đến thành công hoặc hạnh phúc trong học tập. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em với sự tự tin cao có xu hướng học tập tốt hơn. Chúng coi điểm số là sự phản chiếu của nỗ lực và điểm mạnh của mình.

Cha mẹ có thể tăng sự tự tin ở con em bằng cách:

- Làm gương về sự tự tin

- Không buồn phiền về những sai lầm của trẻ

- Ủng hộ trẻ thử những điều mới

- Cho phép trẻ thất bại

- Công nhận những nỗ lực của trẻ

2. Sự đồng cảm

Sự đồng cảm không chỉ là yếu tố quan trọng trong cuộc sống mà còn là yếu tố kết nối và duy trì tình bạn cũng như các mối quan hệ lành mạnh, giúp giảm xung đột và hiểu lầm. Sự đồng cảm có mối liên hệ với thái độ giúp đỡ, lòng tốt và sự thành công trong cuộc sống.

Sự đồng cảm kết nối và duy trì tình bạn cũng như các mối quan hệ lành mạnh (Ảnh: Freepik)

Sau đây là một số cách tuyệt vời để mà cha mẹ có thể giúp con mình phát triển sự đồng cảm:

- Làm gương để giúp con bạn hiểu được sự đồng cảm trông như thế nào, nghe như thế nào và cảm thấy như thế nào.

- Trò chuyện cởi mở về cảm xúc với trẻ. Đừng gạt bỏ hoặc chôn vùi cảm xúc của chúng, hãy cho chúng biết rằng mọi cảm xúc đều được chào đón. Trẻ cần học cách quản lý chúng theo cách lành mạnh thông qua việc nói chuyện và quan sát.

- Khuyến khích trẻ giúp đỡ người trong nhà hoặc trong cộng đồng để phát triển lòng tốt và sự quan tâm ở trẻ em, đồng thời giúp trẻ em tương tác với những người có hoàn cảnh, độ tuổi và xuất thân khác nhau.

- Khen ngợi ngay khi con bạn thể hiện sự đồng cảm với người khác để thúc đẩy trẻ thể hiện nhiều trong tương lai.

3. Tự chủ

Tự chủ là tập trung vào công việc cần làm và cố gắng không bị chi phối bởi bất kỳ phản ứng bốc đồng không mong muốn nào. Khả năng kiểm soát nhận thức, cảm xúc và sự bốc đồng của trẻ có thể đóng vai trò quan trọng trong học tập.

Sự tự chủ đóng vai trò quan trọng trong học tập (Ảnh: Shutterstock)

Sau đây là một số mẹo về cách dạy trẻ tự chủ tại nhà.

- Giữ trẻ tránh xa những cám dỗ

- Khen thưởng khi trẻ có tính tự chủ

- Khuyến khích trẻ tự lập kế hoạch

- Cho trẻ chơi các trò chơi giúp rèn luyện khả năng tự chủ

- Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng trẻ em cũng cần có quyền tự chủ

4. Sự chính trực

Chính trực có nghĩa là đưa ra quyết định có đạo đức, đặt câu hỏi và tuân theo hướng dẫn - ngay cả khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn. Sự kết hợp giữa niềm tin, năng lực, thái độ và kỹ năng đã học được tạo nên la bàn đạo đức mà trẻ em có thể sử dụng để xác định điều gì là đúng.

Hãy dạy trẻ em năm đặc tính cơ bản của sự chính trực để giúp chúng đạt được thành công trong học tập:

- Trung thực

- Tin tưởng

- Công bằng

- Tôn trọng

- Trách nhiệm

5. Sự tò mò

Tò mò là gì? Tò mò là mong muốn mãnh liệt muốn tìm hiểu hoặc biết điều gì đó.

Tò mò là mong muốn mãnh liệt muốn tìm hiểu hoặc biết điều gì đó (Ảnh: iStock)

Trẻ em tò mò thường không “cần” thông tin mà chúng tìm kiếm. Chúng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của mình để “có” được kiến thức. Trẻ em tò mò cũng có thể chủ động tìm kiếm những thử thách và trải nghiệm mới để mở rộng thế giới quan của mình.

Sự tò mò giúp ích cho trẻ như thế nào?

- Tò mò là một yếu tố quan trọng trong học tập

- Tò mò giữ cho trẻ luôn tìm tòi học hỏi

- Tò mò hỗ trợ trẻ trong quá trình ra quyết định

- Tò mò có thể hữu ích trong việc giải quyết các cuộc tranh luận hoặc xung đột

Bạn có thể giúp trẻ phát triển tính tò mò bằng cách khuyến khích chúng đặt câu hỏi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thêm những phương tiện truyền thông kích thích sự tò mò và giúp trẻ tìm được nguồn đáng tin cậy để xây dựng kiến thức của mình.

6. Sự kiên trì

Sự kiên trì là khả năng tiếp tục tiến bước khi mọi thứ trở nên khó khăn. Đối với nhiều trẻ, tính kiên trì có thể là một thách thức trong học tập. Sai lầm và thất bại có thể khiến chúng nản lòng và không thể thành công.

Sai lầm và thất bại có thể khiến trẻ nản lòng và không thể thành công (Ảnh: Shutterstock)

Thực tế, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể lĩnh hội được tính kiên trì. Sau đây là bốn mẹo về cách phát triển kỹ năng này ở trẻ.

- Khuyến khích trẻ tập lắng nghe tiếng nói tích cực đến từ trái tim và lí trí của mình

- Khen ngợi nỗ lực và quá trình thay vì trí thông minh của trẻ

- Giúp trẻ có những góc nhìn mới về những thất bại và sai lầm

- Cho trẻ cơ hội để đấu tranh

7. Sự lạc quan

Biết được sự khác biệt giữa bi quan và lạc quan có thể giúp trẻ cải thiện cách phản ứng với thử thách. Lạc quan là một tư duy lành mạnh đối với trẻ trong học tập. Nó giống như là tư duy khi ta nhìn vào chiếc cốc với 1 nửa lượng nước. Người lạc quan sẽ nghĩ cốc nước đầy một nửa thay vì nghĩ cốc nước đã vơi đi một nửa.

Có nhiều cách khác nhau để dạy trẻ giữ thái độ lạc quan thay vì bi quan:

- Chỉ cho trẻ cách nhìn thấy những điều tốt đẹp khi chúng xảy ra

- Cố gắng rèn luyện trí óc của trẻ để chúng tin rằng chúng có thể tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống của mình

- Đừng để trẻ tự trách mình khi mọi thứ không như ý

- Khi điều gì đó tốt đẹp xảy ra, hãy tập cho trẻ có lòng tin vào điều đó

- Nhắc nhở trẻ rằng những thất bại chỉ là tạm thời

- Làm gương về sự lạc quan


Tag: kỹ năng