ĐỜI SỐNG

9 lý do khiến cha mẹ quyết định hạn chế tiếp xúc với con cái trưởng thành

Mai Anh • 01-11-2024 • Lượt xem: 557
9 lý do khiến cha mẹ quyết định hạn chế tiếp xúc với con cái trưởng thành

Tại sao một số cha mẹ lại phải đưa ra một quyết định khó khăn đó là: Hạn chế tiếp xúc với con cái của mình.

Mọi người thường thảo luận về sự xa cách gia đình từ góc nhìn của những đứa con trưởng thành, nhưng cha mẹ cũng có thể đưa ra quyết định khó khăn đó là hạn tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với con cái đã lớn của mình. Những lý do khiến cha mẹ xa cách con cái rất phức tạp nhưng cũng không kém phần hợp lý. Những mâu thuẫn, đổ vỡ gia đình có thể gây nên tình trạng căng thẳng từ cả hai phía trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Mỗi gia đình là một hệ thống và xã hội thu nhỏ, thế nên sẽ có những cách vận hành khác nhau; một số cách thì sẽ hài hòa và hợp tình hợp lý hơn những cách khác. Nếu cha mẹ cảm thấy rằng, việc duy trì mối quan hệ gần gũi với con cái đã trưởng thành của mình không còn khả thi nữa, thì họ có thể quyết định tách biệt về mặt tình cảm hoặc khoảng cách vật lý với con cái. Mặc dù sự xa cách không bao giờ là dễ dàng, nhưng nó thường đóng vai trò như là một biện pháp bảo vệ, tạo không gian để chữa lành những tổn thương trong quá khứ.

Dưới đây là 9 lý do phổ biến khiến cha mẹ xa cách với con cái đã trưởng thành của mình: 

1. Họ mang trong mình rất nhiều sự xấu hổ và mặc cảm tội lỗi từ quá khứ

Các bậc cha mẹ thường xa cách con cái đã trưởng thành của mình vì họ cảm thấy xấu hổ vì mình đã không vượt qua được mặc cảm quá khứ. Có thể họ không sẵn sàng làm bậc cha mẹ như họ kỳ vọng, như khi con họ còn nhỏ, và họ đã hiểu được điều đó một cách sâu sắc đến mức họ lùi ra khỏi cuộc sống của con mình khi chúng đã lớn.

Xấu hổ và tội lỗi là những xúc cảm xảy ra cùng lúc và có liên quan tới nhau, nhưng chúng được định nghĩa khác nhau. Cảm giác tội lỗi nảy sinh khi ai đó nhận ra mình đã làm điều gì đó gây tổn hại cho người khác. Xấu hổ là sự đánh giá tiêu cực về bản thân mình xấu xa vì điều gì đó mà họ đã làm. Nói cách khác, tội lỗi là cảm giác của một người khi họ mắc lỗi, và xấu hổ là cảm giác của họ khi họ tự trách mình vì lỗi lầm đó.

June Tangney, một Giáo sư Tâm lý học tại Đại học George Mason, lưu ý cho chúng ta rằng, khi mọi người cảm thấy tội lỗi về hành vi của mình, “họ có xu hướng muốn thú nhận, xin lỗi và làm cho mọi thứ trở nên đúng đắn”. Ngược lại, khi mọi người cảm thấy xấu hổ, “họ có xu hướng trở nên phòng thủ, phủ nhận, đổ lỗi cho người khác, không thực sự chịu trách nhiệm và đôi khi tức giận với người khác vì đã khiến họ cảm thấy như vậy. Nhưng điều họ không nhất thiết phải làm là thay đổi hành vi của chính mình”.

Cha mẹ có thể cảm thấy xấu hổ đến mức không biết nên tiến hay lùi sao cho đúng với con cái đã trưởng thành của mình, vì vậy họ quyết định giữ khoảng cách với chúng.

2. Vẫn còn sự oán giận dai dẳng

Cha mẹ cũng có thể xa cách con cái trưởng thành của mình nếu họ đã tích tụ đủ sự oán giận. Có thể họ vẫn cảm thấy bị tổn thương bởi những bất bình trong quá khứ, hoặc tin rằng con cái đối xử bất công với họ. Mọi người đều có quyền có những cảm xúc của riêng mình, và thường thì mỗi câu chuyện đều cần nghe từ hai phía.

Sự oán giận là một thách thức vô cùng lớn, vì nó gắn liền với những cảm xúc khác, như tức giận và đố kỵ. Viện Berkeley về Sức khỏe mô tả, sự oán giận là cảm xúc của con người khi họ không nhận được những gì họ nghĩ mình xứng đáng.

Theo định nghĩa của họ, “Sự oán giận là một dạng tức giận đặc biệt”, thường xảy ra khi ranh giới của ai đó bị xâm phạm, hoặc kỳ vọng của họ không được đáp ứng. Thật khó để vượt qua cảm giác bực bội, đó là lý do tại sao những bậc cha mẹ cảm thấy oán giận sâu sắc đối với con cái đã trưởng thành của mình, từ đó có thể đưa ra quyết định xa cách con cái.

Viện Berkeley nhấn mạnh rằng, lòng biết ơn và sự tha thứ là những mặt đối lập của sự oán giận. Tha thứ cho ai đó đòi hỏi phải chấp nhận tình huống như nó vốn có. Mặc dù làm như vậy không hẳn là dễ dàng, nhưng mọi người có thể giải tỏa sự oán giận bằng cách tự kiểm điểm lại bản thân và nỗ lực tìm kiếm sự tha thứ. Nuôi dưỡng sự đồng cảm với người khác có liên quan là một phần có giá trị của quá trình này, cũng như tìm kiếm những điều để biết ơn.

3. Họ có những ưu tiên khác

Cha mẹ có thể nhận ra rằng, những ưu tiên của họ đã thay đổi khi con cái họ lớn lên và rời khỏi tổ ấm. Sau nhiều thập kỷ quan tâm đến nhu cầu tình cảm và đời sống của các thành viên trong gia đình, một số bậc cha mẹ quyết định rằng, đã đến lúc họ cũng cần ưu tiên cho bản thân mình. Kết quả là, họ ưu tiên công việc hàng ngày, sở thích và mối quan hệ bạn bè hơn là liên kết với gia đình. 

Mặc dù những thay đổi này không dễ để con cái họ chấp nhận, nhưng điều đó không làm chúng trở nên kém giá trị hơn. Con cái trưởng thành có thể không nghĩ được rằng cha mẹ mình là những cá nhân có hy vọng cũng như có ước mơ riêng, và đó là lý do tại sao chúng buồn bã khi cha mẹ quyết định không giúp trông cháu, hoặc cha mẹ đi nghỉ mát ở một nơi khác thay vì tổ chức các ngày lễ kỷ niệm cùng gia đình.

Trong hoàn cảnh lý tưởng, cha mẹ có thể dành thời gian cho con cái và cuộc sống của chúng. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng khả thi, vì vậy cha mẹ thường xa cách con cái đã trưởng thành của mình.

4. Vẫn còn chấn thương dai dẳng

Một lý do phổ biến khác khiến cha mẹ xa cách con cái trưởng thành của mình là chấn thương thế hệ chưa được giải quyết. Nếu cha mẹ được nuôi dưỡng trong một môi trường bình thường hóa sự tách biệt về mặt cảm xúc, thì họ có thể sẽ lặp lại những khuôn mẫu đó với con cái mình.

Những tổn thương chưa lành sẽ được truyền từ đời này sang đời khác trong gia đình một cách tinh vi, mà mọi người thường không nhận ra là nó đang xảy ra. Một người bị cha mẹ phán xét và chỉ trích gay gắt có thể có thái độ tương tự đối với con cái, chỉ vì họ không biết cách nào khác khi làm cha mẹ.

Khi cha mẹ không thể, hoặc không muốn làm những việc cần thiết, để xoa dịu vết thương lòng của mình, họ thường gặp khó khăn trong việc thể hiện sự hiện diện ổn định cho con mình, cả ở thời thơ ấu và tuổi trưởng thành. Vì lý do này, họ kết thúc vấn đề bằng việc xa lánh con cái đã trưởng thành của mình.

5. Họ có những giá trị đối lập

Cha mẹ có thể gặp khó khăn khi chấp nhận con mình là những cá nhân tự chủ, đưa ra quan điểm và xác định hệ thống giá trị của chúng. Việc trẻ em trở thành người lớn khám phá ra những khác biệt cơ bản trong niềm tin và cách giáo dục của chúng là điều tương đối phổ biến. Cũng giống như sự bất hòa đó có thể góp phần vào quyết định không liên lạc với cha mẹ của một đứa con trưởng thành, thì đó cũng có thể là lý do khiến cha mẹ xa cách con cái trưởng thành của mình.

Cha mẹ có thể không đồng ý với lối sống của con cái họ. Họ có thể phản đối những lựa chọn mà con cái họ đưa ra cho bản thân và gia đình của chúng. Những khác biệt đó có thể dẫn đến hành động đau đớn là tạo khoảng cách giữa họ và con cái.

Như chuyên gia tư vấn hẹn hò Erika Johnson đã nhấn mạnh, “Câu nói được trích dẫn sai lệch rằng ‘Một giọt máu đào hơn ao nước lã’ có thể buộc chúng ta duy trì những mối quan hệ này”, nhưng thực tế đáng buồn là những mối quan hệ đó có thể được xây dựng trên nền tảng sai lầm, thường dẫn đến sự xa cách giữa cha mẹ và con cái.

6. Họ muốn tránh trở nên phụ thuộc quá nhiều vào con cái

Khi cha mẹ già đi, một sự thật phũ phàng bắt đầu lộ ra, đó là họ sẽ không thể ở bên con cái mình mãi mãi. Quá trình lão hóa không hề dễ dàng chút nào, cả về mặt sinh lý lẫn cảm xúc. Khi cha mẹ già đi, họ thường cần thêm sự hỗ trợ. Việc sống độc lập của họ trở nên khó khăn hơn, điều này có thể tạo ra một tình huống khó khăn cho con cái đã trưởng thành của họ, khi họ phải chịu trách nhiệm chăm sóc cha mẹ, trong khi cũng cần nuôi sống gia đình của chính mình.

Cha mẹ Gen X là một phần của “thế hệ bánh sandwich”, gồm những người chu cấp cùng lúc cho cả cha mẹ thế hệ Boomer và con cái của họ. Không có giải pháp dễ dàng nào cho vấn đề này, đó là lý do tại sao rất nhiều con cái trưởng thành và cha mẹ của họ cảm thấy bị mắc kẹt trong tình trạng này. Cha mẹ có thể cảm thấy như thể họ là gánh nặng cho những đứa con đã trưởng thành của mình, và cảm giác tội lỗi đó khiến họ cô lập và xa cách.

7. Họ có vấn đề về sức khỏe

Một yếu tố liên quan trực tiếp đến nỗi lo sợ sắp xảy ra của cha mẹ lớn tuổi rằng họ quá phụ thuộc vào con cái đã trưởng thành là vấn đề về sức khỏe. Rất có thể năng lượng và khả năng thiết lập các mối quan hệ của họ không còn như trước nữa. Những thách thức về sức khỏe của họ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến mức độ sẵn sàng của họ, cũng như khả năng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với con cái.

Một số bậc cha mẹ có vấn đề về sức khỏe có thể chủ động đưa ra quyết định tách mình ra khỏi con cái đã trưởng thành, trong khi đối với những người khác, điều đó có thể xảy ra dần dần và trong tiềm thức. Họ có thể gặp khó khăn khi phải rời khỏi nhà thường xuyên như trước đây, hoặc khi phải gánh vác quá nhiều việc cùng một lúc. Những thay đổi mà họ trải qua khi họ già đi là lý do phổ biến khiến cha mẹ xa cách con cái đã trưởng thành của mình.

8. Họ cảm thấy choáng ngợp và cần có không gian riêng

Cha mẹ có thể xa cách con cái đã trưởng thành nếu họ cảm thấy quá tải vì nghĩa vụ gia đình. Có thể một đứa trẻ sống ở bờ Tây và đứa còn lại sống ở bờ Đông, nhưng cả hai đều có con nhỏ và muốn cha mẹ đến thăm hoặc chăm sóc. Có thể việc tổ chức các kỳ nghỉ lễ đã trở nên căng thẳng và họ cảm thấy như mình bị quá tải. Vì vô số tình huống xung đột mà họ gặp phải, cuối cùng họ không thể gần gũi với những đứa con đã trưởng thành của mình.

Sự kiệt sức của cha mẹ là có thật, và nó không chỉ ảnh hưởng đến các bậc cha mẹ trẻ. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bậc cha mẹ lớn tuổi có con đã trưởng thành. Việc phục hồi sau tình trạng kiệt sức cực độ là một thách thức. Cha mẹ có thể quyết định quan tâm đến nhu cầu của bản thân và bớt dành thời gian cho con cái đã trưởng thành để họ có thể thiết lập lại và nạp lại năng lượng.

9. Họ đã trải qua một bước chuyển đổi lớn trong cuộc đời

Cha mẹ có con cái trưởng thành thường trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống, khiến họ chuyển hướng tập trung vào bên trong bản thân, hoặc ít nhất là tránh xa con cái. Những thay đổi lớn như nghỉ hưu, ly hôn, thu hẹp quy mô hoặc vợ/chồng ra đi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hiện diện của cha mẹ đối với con cái đã trưởng thành của họ. Họ có thể quyết định lùi lại một bước bằng cách ít liên lạc hoặc đến thăm con cái hơn để chúng có thể tự mình chứng tỏ bản thân.

Những thay đổi trong cuộc sống có thể vui vẻ và thú vị, nhưng cũng có thể đau đớn và đòi hỏi mọi người phải sắp xếp lại kỳ vọng và mối quan hệ của mình. Với mỗi kỷ nguyên mới đạt được, luôn có một số mất mát đi kèm với nó. Vì phạm vi và mức độ sâu sắc của những thay đổi mà họ đang trải qua, dẫn đến việc cha mẹ có thể xa cách con cái đã trưởng thành của mình.


Tag: