GIẢI TRÍ

Âm nhạc kinh điển trong 3 bộ phim ăn khách của Trung Quốc

Võ Hoàng Tuấn • 03-09-2022 • Lượt xem: 448
Âm nhạc kinh điển trong 3 bộ phim ăn khách của Trung Quốc

Nhắc lại những bộ phim kinh điển của những năm 90, đã đọng lại cho thế hệ 8x, 9x nhiều ấn tượng sâu sắc, nhất là các bài hát chủ đề đã góp phần làm nên tên tuổi của các bộ phim.

Tây Du Ký (1986)

Mở đầu là bộ phim Tây Du Ký (1986)m, ột tác phẩm chuyển thể của nhà văn Ngô Thừa Ân, được đạo diễn Hàm Vệ Bình chuyển thể lên màn hình nhỏ và nhận được rất nhiều bình phẩm tích cực của người xem. Để làm nên tên tuổi của bộ phim, Tây Du Ký không chỉ hay ở phần kịch bản, diễn xuất của các diễn viên như Lục Tiểu Linh Đồng, Từ Thiếu Hoa, Mã Đức Hoa, Diêm Hoài Lễ... mà phần âm nhạc cũng đóng vai trò quan trọng, là một phần “linh hồn” của bộ phim.

Tây Du Ký là bài hát mở đầu trong bộ phim cùng tên của tác giả Hứa Kim Thanh. Tuy là bài hát không lời, chỉ có phần âm điệu nhưng bài hát đã trở nên bất hữu và tạo nên thương hiệu của Tây Du Ký 1986. Chỉ cần bài nhạc được vang lên, khán giả thế hệ 8x, 9x đã nhận ra ngay mà không một chút suy nghĩ, phân vân nào.

Nếu bài hát Tây Du Ký là bài hát chủ đề để mở màn của bộ phim thì Xin hỏi đường là nơi nào được kết hợp với lời của cố nhạc sĩ Diêm Túc và nhạc của Hứa Kim Thanh là bài hát kết màn của bộ phim - một bài hát đã trở thành huyền thoại trong một phần ký ức tuổi thơ của mọi người.

Ngoài ra, xuyên suốt bộ phim còn có các ca khúc được phân vùng ở nhiều tập, nhằm nhấn mạnh nội dung như Năm trăm năm dưới núi Ngũ Hành Sơn của Hứa Kim Thanh, Hà tất Tây Thiên xa vạn dặm của Diêm Túc, và một số bài hát khác…..

Thủy Hử (1996)

Nhắc đến các bộ phim kinh điển, thì không thể không nhắc tới bộ phim Thủy Hử năm 1996 của đạo diễn Trương Thiệu Lâm. Bộ phim cũng đọng lại rất nhiều trong ký ức của khán giả qua màn hình nhỏ. Tác phẩm được chuyển thể qua tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Thi Nại Am và được các giới phê bình thời ấy đánh giá là tứ đại kiệt tác của Trung Quốc. Phim tái hiện thành công cuộc đời của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc thời kỳ Bắc Tống qua lời khen của giới phê bình và khán giả. Song song với đó phần nhạc hiệu của phim cũng đã đọng lại trong lòng người xem suốt 2 thập kỷ qua.

Mở đầu bộ phim là bài hát Hảo Hán Ca của tác giả Lưu Hoan. Với giai điệu hùng hồn, bài hát đã trở thành nhạc hiệu mở màn, như nhấn mạnh thêm sự dũng mãnh của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Cùng với đó là không ít bài hát thoáng qua trong mỗi tập phim như: Huynh Đệ Vô Số, Tứ Hải, Túy Hồng Nhan... dường như đã là một phần mảnh ghép không thể thiếu trong xuyên suốt bộ phim, mà khi nhắc, ai cũng đều biết đến.

Hồng Lâu Mộng (1987)

Trong tứ đại kiệt tác của Trung Quốc, chắc hẳn không thể thiếu tựa phim Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, chuyển thể thành phim qua bàn tay chỉ đạo của đạo diễn Vương Phù Lâm. Bộ phim đã thành công vang dội vào thời điểm đó, trở thành kiệt tác hay nhất từ xưa đến nay của Trung Quốc. Gắn liền với bộ phim không thể thiếu những bản nhạc tinh hoa, vượt thời gian của các nhạc sĩ tài ba thời điểm ấy như: Khúc mở đầu, Phân Cốt Nhục, Táng hoa ngâm...

Khúc mở đầu là bài hát không lời cho bộ phim, gây không ít thành công vang dội cho Hồng Lâu Mộng 1987 và cho cả tác giả Vương Lập Bình. Đây được xem là nhạc phim hay nhất của những năm 90 và được khán giả lẫn giới phê bình ủng hộ nhiệt tình nhất.

Kết tiếp, có thể nhắc đến các bài hát được lồng ghép trong mỗi tập phim như Phân Cốt Nhục, Táng Hoa Ngâm, Tình Văn Ca... đã không ít lần làm mưa, làm gió trong bảng xếp hạng những bài nhạc chủ đề phim hay nhất trong suốt mấy thập kỷ qua.

Tóm lại, đứng sau sự thành công của những bộ phim như Tây Du Ký, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng là phần âm nhạc - tiếng âm thanh không thể thiếu trong các bộ phim. Tuy ngày nay, những bộ phim trên có rất nhiều phiên bản chuyển thể khác, nhưng hầu như âm nhạc của chúng vẫn không thay đổi, trường tồn theo năm tháng.