Đài thiên văn quang học lượng tử đầu tiên thế giới hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong ngành thiên văn Australia với khả năng quan sát và xử lý dữ liệu dự kiến gấp hàng nghìn lần kính thiên văn quang học truyền thống.
Ngày 6-12-2023, Australia chính thức khai trương Trạm mặt đất quang học lượng tử của Đại học Quốc gia Australia. Trạm có trụ sở tại đài quan sát Mount Stromlo của Đại học Quốc gia Australia (ANU) ở phía Tây Canberra. Trạm cũng sẽ thúc đẩy nghiên cứu về các công nghệ truyền thông tiên tiến.
Giáo sư Anna Moore, Giám đốc Viện vũ trụ ANU
Giáo sư Anna Moore, Giám đốc Viện vũ trụ ANU cho biết: “Đài thiên văn Mount Stromlo sử dụng kính thiên văn lượng tử với công nghệ quang học thích ứng và tia laser thay vì sóng vô tuyến truyền thống để gửi và nhận dữ liệu từ không gian, cho phép liên lạc và quay phim các phi hành gia tiếp theo hoạt động và sống trên mặt trăng. Và có thể nói chuyện với họ cũng như tải xuống những gì họ nói lại cho chúng tôi. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thế giới xét về khả năng truyền thông toàn cầu thế hệ tiếp theo. Chúng tôi sắp có thể thực hiện liên lạc với tốc độ terabit/giây với các đối tác trong ngành của mình và chúng tôi sẽ có thể thực hiện liên lạc mà không thể bị hack được trong tương lai. Chúng tôi đang hợp tác với NASA để giúp họ thực hiện chương trình khám phá con người Artemis từ năm 2024 trở đi để không chỉ có những bức ảnh và hình ảnh nhiễu hạt khi con người tiếp theo lên mặt trăng mà chúng tôi sẽ có được khả năng truyền video có độ trung thực cao. Kính thiên văn lượng tử sẽ mạnh dạn đi tới những nơi chưa có kính thiên văn nào đi tới trước đó. Thông tin có thể được thu thập, truyền và nhận tăng hàng nghìn lần so với trước đây. Kính thiên văn James Webb đang thay đổi quan điểm của chúng ta về vũ trụ hàng ngày. Nhưng nó sử dụng công nghệ cũ là công nghệ vô tuyến nên chỉ khoảng 0,1% thông tin mà nó có thể thu thập được truyền đến chúng ta. Nếu kính thiên văn James Webb có một máy phát quang học trên đó chiếu tới máy thu (kính thiên văn Mount Stroml), chúng ta sẽ có dữ liệu nhiều hơn hàng nghìn lần và do đó có nhiều kiến thức hơn về vũ trụ”.
Bước tiến lớn tiếp theo của Trạm quang học lượng tử sẽ là liên lạc với tàu vũ trụ Artemis II trong sứ mệnh bay quanh Mặt trăng.
Đây là một dự án được thực hiện trong 5 năm và được tài trợ một phần thông qua chương trình mặt trăng tới sao hỏa của cơ quan vũ trụ Australia.