Các chuyên gia chia tiết lộ những bí quyết giúp tạo nên cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Bí quyết thứ 1: Chia sẻ câu chuyện với nhau
Khi con bạn về nhà, hãy hỏi chúng hôm nay ở trường đã có những câu chuyện gì, đồng thời cũng kể cho chúng nghe một câu chuyện của bạn. Nếu bạn về nhà trong tâm trạng chán nản, rồi năm phút sau, bạn lại bật TV xen, thì làm sao bọn trẻ có thể cảm thấy vui khi thấy bạn?
Ảnh: internet
Điểm mấu chốt khi bạn về nhà, chính là con bạn phải là người được ưu tiên hàng đầu. Bạn phải gác lại mọi việc đang làm và luôn mang theo thứ gì đó để chia sẻ với con, dù là một câu chuyện hay thậm chí chỉ là một chi tiết rất nhỏ. Bằng cách này, bạn sẽ cho con mình một thứ gì đó để mong đợi mỗi ngày. Nỗi ám ảnh lớn nhất của cuộc sống gia đình là sự nhàm chán và đó là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn, và trẻ em muốn ở cùng bạn bè hơn là với gia đình.
Bí quyết thứ 2: Hãy ăn tối cùng nhau
Cuộc sống bận rộn, nhưng những gia đình dành thời gian ăn tối cùng nhau, sẽ luôn bên nhau. Đơn giản vậy thôi. Bữa tối cùng gia đình là điều cần thiết, bởi vì đó là thời gian để mọi người có thể kết nối. Theo gợi ý từ chuyên gia, chúng ta nên có tối thiểu bốn bữa tối cùng gia đình mỗi tuần.
Bí quyết thứ 3: Dành thời gian chơi cùng nhau
Nên có một hoặc hai hoạt động kết nối mà gia đình có thể cùng nhau tham gia vào mỗi buổi tối. Bạn có thể kể chuyện trước khi đi ngủ cho các em nhỏ, hoặc cùng nhau đọc sách hoặc chơi một bộ boardgame nào đó.
ảnh: internet
Bí quyết thứ 4: Luôn ưu tiên gia đình
Tình bạn ở các con là rất quan trọng, nhưng nó nên được xếp sau gia đình.
Các chuyên gia cố vấn ở trại hè hiểu được điều mà đôi khi cha mẹ không hiểu, đó là việc chăm sóc trẻ em cũng phải thật vui vẻ. Bố mẹ đưa ra các quy tắc trong gia đình, nhưng hãy luôn nhớ rằng trẻ em cần một môi trường vui vẻ. Khi trẻ em cảm thấy buồn bã và chán nản, chúng sẽ bắt đầu tìm kiếm những sự vui vẻ, phấn khích hơn từ xung quanh, và đó là lúc bạn bè trở nên quan trọng hơn
Bí quyết thứ 5: Hạn chế các hoạt động sau giờ học của trẻ
Ngày nay, ngày càng có nhiều trẻ em bị quá tải lịch học và phải tham gia khá nhiều hoạt động sau giờ học mỗi tuần, bao gồm cả các buổi tối trong tuần và hai ngày cuối tuần. Nếu con bạn lớn lên mà không biết múa ba lê, không biết đàn piano… thì các con vẫn sẽ ổn thôi. Cái gì nhiều quá cũng sẽ trở thành không tốt. Thay vì cố gắng nhét các buổi học thêm vào giờ rảnh rỗi của các con, hãy thay bằng các hoạt động cho cả gia đình, ví dụ hãy đưa con đi bộ công viên, trượt patin, đạp xe hoặc đi bơi cùng nhau.
Ảnh: internet
Bí quyết thứ 6: Giữ bình tĩnh và không quát tháo
Trẻ em sẽ có thể phát triển tốt và mạnh mẽ hơn nhờ sự ổn định của gia đình. Hãy nói chuyện với con bạn, đưa ra những quy tắc nghiêm khắc và đồng thời cũng có những hình phạt phù hợp khi cần thiết. Nhưng đừng mất kiểm soát và quát tháo với trẻ. Nếu bạn la hét, quát tháo vào mặt trẻ em, điều đó cho thấy bạn đang mất kiểm soát, đồng thời bạn cũng tạo ra một môi trường không yên bình cho trẻ.
Ngoài ra, cũng cố gắng đừng cãi nhau trước mặt trẻ, mặc dù trong cuộc sống sẽ khó tránh khỏi việc có một số cuộc xung đột hoặc cãi vã, nhưng hãy cố gắng để những việc này tránh xa trẻ em. Nếu tình huống ngoài tầm kiểm soát, hãy xin lỗi và trấn an các con, rằng bạn rất tiếc khi con phải chứng kiến cảnh đó, bố mẹ vừa có vài bất đồng quan điểm, nhưng mọi thứ bây giờ đã ổn rồi.
Bí quyết thứ 7: Đừng làm việc quá nhiều
Nếu bạn chỉ lo làm việc và không dành thời gian ở bên cạnh và vui chơi cùng các con, về lâu về dài điều này có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn bạn tưởng tượng. Nếu bạn luôn vắng nhà và không ưu tiên thời gian cho các con, con bạn sẽ từ từ có cảm giác bất an, và nghĩ rằng do chúng không đủ giá trị nên bạn mới lựa chọn công việc mà không đoái hoài đến các con.
Bí quyết thứ 8: Giao tiếp cởi mở và hiệu quả hơn
Rose J. Perkins, EdD, phó giáo sư tâm lý học tại Cao đẳng Stonehill ở Easton, Mass., cho biết một gia đình hạnh phúc sẽ luôn biết cách giao tiếp với nhau một cách hiệu quả. Các gia đình thông thường hay giao tiếp với nhau theo kiểu mọi người sẽ giao tiếp với mẹ, sau đó mẹ sẽ là trung gian gửi tin nhắn hoặc truyền tải thông tin tới người còn lại. Nhưng một gia đình vui vẻ và hạnh phúc, tất cả các thành viên trong gia đình đều nên có kĩ năng giao tiếp linh hoạt và cởi mở với nhau.