ĐỜI SỐNG

Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em gia tăng

Hoa Trương • 16-06-2022 • Lượt xem: 943
Bệnh viêm não Nhật  Bản ở trẻ em gia tăng

Bệnh viêm não Nhật Bản thường xảy ra quanh năm nhưng gia tăng nhiều nhất vào mùa hè. Đây cũng là mùa rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh lây sang gia súc, rồi sang người qua muỗi đốt. Ở mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh, nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi gia tăng đáng kể.

Theo các chuyên gia y tế thì viêm não Nhật Bản là một bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Bệnh viêm não Nhật Bản được phát triển theo ba giai đoạn đó là:

Giai đoạn ủ bệnh (kéo dài từ 5 đến 14 ngày)
Ở giai đoạn này bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao từ 39 đến 40 độ C hoặc cao hơn. Bệnh nhân sẽ bị đau bụng, đau đầu, nôn hoặc buồn nôn. Trong 1-2 ngày đầu của bệnh xuất hiện việc cứng gáy, rối loạn sự vận động nhãn cầu. Về thần kinh thì có biểu hiện mất ý thức. Ở một số trẻ nhỏ, ngoài việc bị sốt cao có thể bị tiêu chảy, đau bụng hay nôn.

Giai đoạn toàn phát (từ ngày thứ  3 đến ngày thứ 7 của bệnh)
Giai đoạn toàn phát diễn ra ngắn, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng hôn mê sâu với với rối loạn các chức năng sống. Lúc này, virus xâm nhập vào tế bào não tủy gây huỷ hoại các tế bào thần kinh làm cho mạch thường nhanh và yếu. Với các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên với những biểu hiện như vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ, lúc tái, rồi rối loạn nhịp thở. Những bệnh nhân vượt qua được giai đoạn này thì được tiên lượng tốt hơn.

Giai đoạn lui bệnh (từ tuần thứ 2 của bệnh)
Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ đỡ dần, nhiệt độ giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ. Từ ngày thứ 10 trở đi thì nhiệt độ trở về bình thường. Bệnh nhân sẽ từ hôn mê dần dần tỉnh, không còn có những cơn co cứng, hết đau đầu và nôn.
Và từ cuối tuần thứ 2 trở đi thì giai đoạn lui bệnh này, bệnh nhân qua khỏi sẽ có những biến chứng và di chứng muộn. Những biến chứng muộn có thể gặp là: rối loạn thâm thần, nghe kém  hoặc điếc, động kinh,  rối loạn chuyển hoá, rối loạn giao cảm… Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản - phổi, viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần.

Các biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản:

1. Thực hiện việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

Với trẻ em dưới 5 tuổi:

Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm như sau: mũi 1: khi trẻ đủ 1 tuổi; mũi 2: sau khi đã tiêm mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3: cách mũi 2 là một năm. Sau đó, cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Với trẻ trên 5 tuổi:

Nếu trẻ chưa từng tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản như trẻ dưới 5 tuổi. Cụ thể: Mũi 1 thì càng sớm càng tốt. Mũi 2: Sau khi đã tiêm mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3: cách mũi 2 là một năm. Sau đó,  cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

2. Thực hiện tốt việc chăm sóc trẻ về ăn uống và giữ vệ sinh chung

Quan tâm cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, để nâng cao thể trạng. Cho trẻ ngủ mùng để tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường, tích cực diệt muỗi, bọ gậy. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh bố mẹ cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.