ĐỜI SỐNG

Bị liệt gần như hoàn toàn 2 chân vì ăn gỏi sống và khuyến cáo của chuyên gia

Nguyễn Hậu • 02-09-2022 • Lượt xem: 299
Bị liệt gần như hoàn toàn 2 chân vì ăn gỏi sống và khuyến cáo của chuyên gia

Một người đàn ông 38 tuổi có thói quen ăn gỏi sống bị nang sán nội tủy ngang đốt sống C7 dẫn đến liệt gần như hoàn toàn hai chân.

Mới đây, bệnh viện Trung ương quân đội 108 có tiếp nhận một bệnh nhân nam 38 tuổi, sinh sống ở vùng cao bị liệt gần như hoàn toàn hai chân.

Theo người nhà bệnh nhân cho biết, cách đây 1,5 tháng, người đàn ông này thấy tê yếu hai chân, bệnh tiến triển ngày càng nặng đến khi bị bí tiểu tiện và liệt gần như hoàn toàn 2 chân. Lúc này người nhà mới đưa bệnh nhân vào bệnh viên Trung ương quân đội 108 để khám bệnh. Tại đây các bác sĩ đã hỏi về tiền sử bệnh thì được biết bệnh nhân này có thói quen ăn gỏi sống và đồ ăn sống.

Sau khi thăm khám. Có kết quảc xét nghiệm, siêu âm và chụp chiếu X quang, MRI thì các bác sĩ đã hội chẩn và nghĩ đến khả năng người bệnh bị nang sán nội tủy ngang đốt sống C7 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Kết quả phẫu thuật đúng như hội chẩn trước mổ bệnh nhân bị nang sán nội tủy ngang đốt sống C7, các bác sĩ đã tiến hành lấy bỏ nang sán, giải ép thần kinh. Sau khi mổ xong bệnh nhân đã có cảm giác hai chân kết hợp với phục hồi chức năng nên bệnh nhân đã có tiến bộ về vận động rõ ràng.

Triệu chứng khi nhiễm nang sán

Nang sán là bệnh truyền nhiễm do loài ký sinh trùng sán dây hay còn gọi là Echinococcus gây ra. Có nhiều họ sán dây được tìm thấy gây bệnh trên người đó là E. granulosus, E. multilocularis và E. vogeli. Bệnh xuất hiện tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt là các nước đang phát triển có điều kiện vệ sinh kém. Theo bác sĩ Hiếu, bệnh viện Trung ương quân đội 108 thì trong các loại ký sinh trùng hệ thần kinh trung ương thì nang sán dây lợn là bệnh thường gặp nhất. Bệnh chủ yếu tìm thấy ở não, còn tại tủy sống chỉ chiếm tỷ lệ 1,5-3%.

Một số triệu chứng thường gặp khi nhiễm sán ở não hay tủy sống là tê, đau buốt, yếu liệt tứ chi. Khi nhiễm sán ở ruột sẽ có triệu chứng buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy từng đợt, sụt cân, đau bụng lan xuống ruột thừa… Bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh nếu ăn phải trứng sán, ăn thịt hoặc cá bị nhiễm bệnh, lây truyền từ người sang người, lây truyền do tiếp xúc với động vật hoặc côn trùng.

Khuyến cáo của bác sĩ khi ăn gỏi sống

Theo bác sĩ Hiếu, bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết bệnh ký sinh trùng hệ thần kinh trung ương là bệnh có thể chữa khỏi được. Nhưng nếu tổn thương ở các vùng quan trọng như não, tủy sống nặng nề sẽ khiến việc chuẩn đoán và điều trị khó khăn hơn và khi khỏi bệnh cũng khó hồi phục được hoàn toàn.

Để phòng ngừa bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp sau đây: Vệ sinh cá nhân thật tốt, vệ sinh sạch sẽ nơi ở nhà bếp sân vườn xung quanh nhà. Đảm bảo vật nuôi được điều trị sán dây, ăn thức ăn đã nấu chín không ăn đồ ăn sống, gỏi sống, thịt lợn, thịt bò, cá sống hoặc nấu chưa chín. Không để thức ăn sống cùng thức ăn khác.

Bí quyết ăn gỏi sống an toàn của người Nhật

Để ăn gỏi sống đặc biệt là cá sống hay hải sản sống an toàn hãy lựa chọn những loại thực phẩm được nuôi trồng trong điều kiện sạch sẽ an toàn được kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng trong việc tiêu thụ cá sống nhưng rất ít xảy ra ngộ độc. Bí quyết ăn gỏi cá sống an toàn của người Nhật đó là sử dụng Wasabia ( hay còn gọi là mù tạt thiên nhiên) để ăn kèm. Wasabia ngoài việc làm tăng hương vị món ăn còn có tác dụng như một loại dược liệu có tính khử độc rất cao, bởi chúng có khả năng diệt vi khuẩn có hại hay các loại ký sinh trùng. Ngoài ra khi ăn gỏi sống nên ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, gừng và một số loại rau như tía tô, bạc hà, củ cải trắng, tảo biển bởi những loại này có tác dụng hỗ trợ diệt khuẩn và các loại ký sinh trùng thường có trong hải sản tươi sống.