ĐỜI SỐNG

Biến động tỷ giá đô la gây áp lực cho các doanh nghiệp

Nguyễn Hậu • 13-10-2022 • Lượt xem: 268
Biến động tỷ giá đô la gây áp lực cho các doanh nghiệp

Trong những ngày qua tỷ giá USD tại các ngân hàng tiếp tục tăng. Giá USD tăng cao tác động mạnh đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. VnDirect dự báo VND có thể mất giá khoảng 3,5%-4% so với đồng USD trong năm 2022. 

Đồng USD tăng mạnh

Từ đầu năm đến nay đồng đô la Mỹ liên tục biến động tỷ giá. Hiện tại đồng đô la mỹ đang ở mức cao nhấp gần 2 thập kỷ so với 6 đồng tiền lớn khác EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF.

Tỷ giá tại sở giao dịch Ngân hàng nhà nước mua vào bán ra ở mức: 21.829 đồng - 23.925 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra ở mức sau:

Ngân hàng Vietcombank: 23.790 đồng - 24.070 đồng

Ngân hàng  VietinBank: 23.715 đồng - 24.155 đồng

Ngày 7/9 Sở giao dịch ngân hàng Nhà nước đã tăng giá bán từ 23.400 đồng lên 23.700 đồng. Tuy nhiên tỷ giá đồng đô la liên tục tăng buộc Sở giao dịch ngân hàng Nhà nước đã phải quyết định tăng mạnh giá bán ra USD lần thứ 2 liên tiếp chỉ trong tháng 9/2022  từ mức 23.700 đồng lên 23.925 đồng tăng 225 đồng.

Quyết định tăng giá này được đưa ra nhằm củng cố giá trị của đồng VND. Hiện nay VND vẫn là đồng tiền ổn định nhất trong khu vực. Tính từ ngày 23/9 khi Fed tăng lãi suất thì đồng USD tăng 4,8%. Điều này giúp các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi tuy nhiên các doanh nghiệp nhập khẩu lại phải chịu nhiều áp lực.

Tác động của đồng USD tăng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Tỷ giá USD tăng khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu tăng chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu về bị tăng giá khoảng 1,5 - 2% chưa tính phí vận tải (logistics) tăng và phải gánh khoản chênh lệch tỷ giá rất lớn nếu vay nợ bằng USD. Hiện nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận bù lỗ hoặc tính vào giá thành phẩm gây thiệt hại về doanh thu và giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.

Còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì hiện đồng Eur và Yên Nhật mất giá đã ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp có hợp đồng thanh toán bằng hai ngoại tệ này. Về lâu dài các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Nhật Bản và Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng do đồng nội tệ yếu sẽ kéo theo lạm phát lên cao. Hàng hóa nhập khẩu sẽ trở lên đắt đỏ hơn, sức mua của người tiêu dùng sẽ giảm sút, người dân sẽ hạn chế chi tiêu nhất là đối với mặt hàng không thiết yếu. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bị giảm đơn hàng.

Theo ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam cho biết: các nước xuất khẩu cà phê cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Indonesia, Brazil đều giảm giá mạnh đồng nội tệ tới 30% nhằm hỗ trợ xuất khẩu khi đồng USD tăng. Điều này khiến sản phẩm của Việt Nam trở nên khó cạnh tranh hơn trên thị trường.

Ông Võ Văn Phục, Tổng giám đốc công ty Thủy sản sạch Việt Nam cho biết: “Sức mua của người tiêu dùng đã giảm đáng kể do lạm phát, cộng với biến động tỷ giá làm cho hoạt động xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Những tháng cuối năm 2022 nhiều nhà máy sẽ đối mặt cùng lúc 2 sức ép là giảm giá xuất khẩu, nhưng phải tăng giá mua nguyên vật liệu.

Tại diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2022 vừa mới diễn ra gần đây, ông Lê Tiến Trường, chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) nói rằng: do kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất ổn định và đồng VNĐ có giá trị cao nên so với các đối thủ bị mất giá trị đồng tiền như Ấn Độ hay Trung Quốc thì hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường. trong khi đó nhu cầu lại giảm chính vì vậy bốn tháng cuối năm 2022 và cả năm 2023 dự báo thị trường sẽ khá trầm lắng.