ĐỜI SỐNG

Biểu hiện tâm lý phụ huynh thường bỏ qua khi trẻ hành hạ động vật

Hạ Vũ • 30-01-2023 • Lượt xem: 2506
Biểu hiện tâm lý phụ huynh thường bỏ qua khi trẻ hành hạ động vật

Những hành vị như đánh đập, la mắng hay làm tổn thương đến động vật từ trẻ nhỏ chính là hồi chuông báo động đến bậc phụ huynh về vấn đề tâm lý của chúng.

Mới đây, theo nguồn tin từ những trang báo nước ngoài, mẹ của cậu bé Christopher, 3 tuổi cho biết, khi đang ngủ, bà bị đánh thức bởi những tiếng kêu the thé ở ngoài phòng khách. Tò mò, bà bước ra và chứng kiến một cảnh tượng, con trai bà đang túm lấy đuôi một con mèo con và đung đưa nó trên không. Tương tự trường hợp trên, người trông trẻ của cậu bé tên John, 5 tuổi, cũng thuật lại, cảnh tượng cậu bé đang liên tục vừa thổi còi vào tai con chó nhỏ của mình, vừa liên tục cười thích thú trước sự sợ hãi của con vật.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những hành động trên của trẻ nhỏ được xem là hành vi ngược đãi, hành hạ động vật. Theo các nhà nghiên cứu, thì kể từ năm 1970, đã có hàng loạt báo cáo về các hành vi con người đối xử tàn nhẫn với động vật, nhiều nhất là ở trẻ nhỏ. Họ nói thêm, tất cả những hành động trên là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên về vấn đề tâm lý tiêu cực ở con người, nhất là trẻ trong độ tuổi đang phát triển.

Theo một số phân tích báo cáo gần đây, các nhà nghiên cứu cuối cùng cũng đã tìm ra lời giải thích cho việc tại sao trẻ nhỏ có xu hướng ngược đãi động vật. Với họ, đó là những vấn đề đáng báo động, và cần có sự nhận thức, quan tâm đặc biệt từ các bậc phụ huynh.

Báo động về vấn đề tâm lý ở trẻ nhỏ

Theo phân tích, các nhà nghiên cứu cho biết, những đứa trẻ có xu hướng hay nổi nóng, tàn bạo và thích làm một điều gì đó gây đau khổ cho mọi thứ xung quanh, thông thường chúng sẽ thể hiện những đặc điểm mang tính chất chống đối xã hội, bao gồm sự thiếu đồng cảm, không có cảm giác hối hận, tội lỗi. Vấn đề trên, lâu dần sẽ ảnh hưởng nặng đến tâm lý lẫn hành vi liên quan đến bạo lực, đến từ môi trường xung quanh, khi chúng trưởng thành.

Nói cách khác, những vấn đề tâm lý và hành vi bạo lực ở lứa tuổi vị thành niên được gọi là chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (viết tắt là ASPD) và sẽ được chia là hai thái cực. Một mặt, những đứa trẻ mắc ASPD sẽ phát triển theo hướng thành công, bằng các áp dụng những lợi thế tính cách của bản thân vào nghề nghiệp tương lai, ví dụ như xử lý các công việc có tính đối kháng cao hoặc trở thành người lãnh đạo. Mặt khác, nhiều cá nhân mắc APSD, sẽ có xu hướng thiên về bạo lực, dẫn đến tình trạng phạm tội xã hội hoặc có thể nghiêm trọng hơn vậy.

Vấn đề tâm lý ở trẻ vị thành niên dẫn đến hành vi bạo lực, ngược đãi động vật đang ở mức báo động trầm trọng (Hình ảnh: Internet)

Những động cơ đằng sau việc hành hạ động vật của trẻ

Theo các chuyên viên nghiên cứu về tâm sinh lý, đã có ít nhất 30% tỷ lệ trẻ em từng chứng kiến cảnh bạo lực gia đình hoặc các hành vi ngược đãi động vật từ người thân hoặc xã hội. Từ đó, trẻ dần hình thành tư tưởng, có những hành vi tương tự đối với vật nuôi của mình.

Tuy những hành động tiêu cực ở trẻ đối với động vật vẫn còn đang trên phương diện nghiên cứu, nhưng qua các cuộc khảo sát thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra được những động cơ phổ biến dẫn đến tình trạng hành hạ động vật ở trẻ nhỏ, như:

-  Do lời yêu cầu, khích bác từ bạn bè

-  Trẻ mong muốn cải thiện tâm trạng, giảm bớt sự mệt mỏi, buồn chán hay trầm cảm

-   Trẻ bị cưỡng bức, ép buộc hành vị từ một cá nhân có quyền lực.

-   Nỗi ám ảnh động vật ở trẻ.

-   Là nạn nhân của bạo lực, phản kháng bằng việc lấy lại cảm giác kiểm soát qua cách hành hạ con vật yếu thế hơn.

-    Sao chép, bắt chước hành vi ngược đãi động vật từ cha mẹ và môi trường xung quanh.

Những động cơ khiến trẻ hành hạ động vật thường là do ảnh hưởng từ lời nói, hành động từ cha mẹ, bạn bè và môi trường xung quanh (Hình ảnh: Internet)

Tóm lại, những hành động, biểu hiện tâm lý ngược đãi động vật ở trẻ, không hoàn toàn kết luật chúng sẽ trở thành những kẻ thích bạo lực hoặc cuồng sát khi trưởng thành. Những hành vi đó chỉ xảy ra bởi tính hiếu kỳ, tò mò theo bản năng học theo, đa phần là ở các bậc phụ huynh. Vì vậy, khi nhận thấy con trẻ có những biểu hiện tâm lý và hành động trên, cha mẹ cần có cái nhìn trực quan, xem xét, đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc, từ đó tìm ra giải pháp chữa lành tâm lý thích hợp đối với trẻ.