ĐỜI SỐNG

Các biện pháp phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ ở vật nuôi trong nhà

Trung Tú • 07-10-2022 • Lượt xem: 286
Các biện pháp phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ ở vật nuôi trong nhà

Đậu mùa khỉ là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Bệnh đậu mùa khỉ không chỉ lây truyền từ người sang người mà cón có khả năng lây truyền từ động vật nuôi trong nhà như chó, mèo sang người.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là căn bệnh truyền nhiễm có “họ hàng” với bệnh đậu mùa, được gây ra bởi virus đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền không chỉ từ khỉ sang người mà cả động vật hoang dã, động vật nuôi nếu mang mầm bệnh cũng có thể lây sang cho người. Đáng lo ngại nhất là bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Trong đó, các triệu chứng điển hình là sốt, mệt mỏi, nổi hạch, nhức đầu… Sau 1- 3 ngày phát bệnh, cơ thể sẽ phát ban ở những vị trí như mặt, miệng mắt, tay, chân và cả cơ quan sinh dục.

Trong đa số các trường hợp, bệnh sẽ không tiến triển nặng gây nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ kéo dài khoảng 2- 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống để tăng sức đề kháng mà không cần phải áp dụng phương pháp điều trị đặc biệt. Nhưng đối với nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu, bị suy giảm miễn dịch như người cao tuổi, người có bệnh nền, trẻ em và phụ nhữ mang thai thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm và có khả năng tử vong cao.

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua đường nào?

Lây nhiễm người sang người

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm nếu tiếp xúc gần với người bệnh, quan hệ tình dục hoặc người mắc bệnh cũng có thể lây truyền bệnh thông qua các giọt bắn hô hấp, máu hoặc qua hạt bụi khí. Nguy hiểm hơn bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm sang thai nhi nếu người mẹ chẳng may mắc bệnh, được gọi là đậu mùa khỉ bẩm sinh. Người bệnh vẫn có khả năng lây truyền bệnh cho đến khi các tổn thương trên bề mặt da đã khô lại, đóng vảy và lớp vảy bắt đầu bong ra để hình thành lớp da mới. Người mắc bệnh đậu mùa khỉ nên được cách ly vì tỷ lệ lây nhiễm nếu sống chung với người mắc bệnh lên đến 50%.

Lây nhiễm từ động vật sang người

Đậu mùa khỉ hoàn toàn có thể lây từ động vật sang người nếu tiếp xúc với động vật mang mầm bệnh. Cần đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với động vật hoang dã ở những nơi đang có dịch bệnh bằng cách sử dụng đồ bảo hộ cá nhân. Đặc biệt, bạn không nên ăn sống mà phải nấu chín kỹ thịt của chúng trước khi ăn.

Lây truyền khi tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người bệnh

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ còn có thể lây bệnh cho người khác thông qua các vật dụng cá nhân (quần áo, chén, dĩa ăn cơm…) hoặc các bề mặt khi tiếp xúc.

Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm đậu mùa khỉ ở động vật nuôi trong nhà

Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin dịch bệnh đến với mọi người

Để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ bùng phát, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập tức yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân các cấp chủ động và khẩn trương chuẩn bị các tình huống để ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ. Đồng thời, các tỉnh, thành phố cũng phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến với cộng đồng, người dân tình hình dịch bệnh và các biện pháp bảo vệ bản thân trước dịch bệnh theo khuyến cáo từ Bộ Y tế.

Người bệnh tuyệt đối không tiếp xúc gần với vật nuôi trong nhà

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mọi người không nên chủ quan vì nó có thể lây từ các động vật hoang dã, linh trưởng, loài gặm nhấm, vật nuôi trong nhà như chó, mèo sang người. Người dân nên lưu ý nếu chó, mèo nuôi trong nhà xuất hiện các triệu chứng như ốm, phát ban, xuất hiện mụn nước… cần phải thông báo ngay cho cơ quan thú y để có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát. Người mang bệnh cũng không nên ôm hôn, ăn chung, ngủ chung hay tiếp xúc gần với các vật nuôi trong nhà.

Đẩy mạnh kiểm tra các động vật nhập khẩu

Các địa phương cần có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ các vật nuôi nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia đang có dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát. Khi phát hiện động vật nghi nhiễm bệnh, cần chủ động thông báo ngay cho cơ quan thú y hoặc chính quyền địa phương.