ĐỜI SỐNG

Các quốc gia dầu mỏ đổ tiền vào phát triển nguồn năng lượng xanh

Nguyễn Hậu • 07-02-2023 • Lượt xem: 803
Các quốc gia dầu mỏ đổ tiền vào phát triển nguồn năng lượng xanh

Chi phí cho năng lượng tăng cao trong năm qua đã thúc đẩy tiến trình phát triển năng lượng xanh mạnh mẽ ở nhiều nước.

Năm 2022, cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga khiến phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga - nước sản xuất và xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Vì vậy nguồn cung năng lượng cho thế giới đã bị gián đoạn và khiến giá nhiên liệu bị đẩy lên cao.

Châu Âu đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, nhiên liệu nghiêm trọng khiến cho nhiều doanh nghiệp đóng cửa, kinh tế suy giảm. Giá năng lượng tăng cao tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn lên các hộ gia đình. Người dân phải đối mặt với lựa chọn giữa ăn uống hoặc sưởi ấm trong mùa đông lạnh giá.

Tại châu Á, Sri Lanka phải dừng bán xăng dầu, người Ấn Độ và Pakistan không thể dùng điều hòa trong cái nóng 37 độ C. Tại Việt Nam giá xăng dầu đã có lúc tăng kỷ lục trên 30.000 đồng/ 1 lít, cao nhất trong lịch sử.

                       Khủng hoảng năng lượng do chiến tranh

Tình trạng bất ổn trên thị trường năng lượng sẽ còn kéo dài nguyên nhân một phần là do xung đột địa chính trị đang diễn ra, ngoài ra còn do sự nóng lên toàn cầu, biến động tỷ giá, cạn kiệt dần nguồn năng lượng hóa thạch.

Các quốc gia đang thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kinh tế xanh là chủ để được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây tại các hội nghị lớn trên thế giới. Thậm chí tiến trình chuyển đổi xanh còn là một cuộc chạy đua giữa các quốc gia với nhau trên thế giới.

Trung Đông nơi có nhiều mỏ dầu lớn nhất thế giới và là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Kinh tế của Trung Đông chủ yếu phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch. Trong bối cảnh Trung Đông phải đối mặt với những thách thức về môi trường gồm sa mạc hóa, lượng mưa thấp, bão bụi… Những sáng kiến như loại bỏ hơn 130 triệu tấn khí thải carbon, sáng kiến Trung Đông Xanh đặt mục tiêu trồng 50 tỷ cây xanh trong vài thập niên tới, đi xe điện và sử dụng năng lượng mặt trời tại những mảnh đất được xem là những giếng dầu của thế giới đang trở thành một xu thế ở các nước Trung Đông.

Các quốc gia Trung Đông thịnh vượng nhờ dầu mỏ này giờ đây lại xem năng lượng xanh là hướng đi mới cho sự thịnh vượng thực sự cho mình. Họ đã biết sử dụng tiền từ sự bội thu giá dầu cao để chuyển đổi thành những hạ tầng xanh và khai phá những nguồn năng lượng mới. Hiện thực hóa những dự án đầy tham vọng của mình với nguồn lực khổng lồ.

Hàng trăm tỷ đô đã được đổ vào xây dựng nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, tọa lạc tại Dubai (các Tiểu vương quốc Arab thống nhất). Đến năm 2050, nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới với diện tích 77km2 này sẽ đáp ứng được 100% nhu cầu của các hộ gia đình.

Công viên năng lượng Mohammed Bin Rashid Al Maktoum – Dubai

Tiến sĩ Ghanim Salah Qassim - chuyên gia điện mặt trời, cơ quản quản lý điện nước của Dubai cho biết: "Hiện chúng tôi đang nắm giữ vài kỷ lục thế giới đó là mức chi phí thấp nhất để sản xuất điện mặt trời trong suốt 5 năm qua. Một tòa tháp dự trữ điện mặt trời lớn nhất giới".

Các quốc gia vùng vịnh đang coi nguồn năng lượng của tương lai là các nguồn năng lượng tái tạo chứ không phải là dầu mỏ, hay khí đốt… Đây được coi là kim chỉ nam cho chính sách phát triển năng lượng của các quốc gia khu vực này.

Việc xây dựng các trung tâm năng lượng xanh ngay trên những giếng dầu đang được xem như là con đường để nhiều quốc gia khu vực này tạo dựng vị thế cường quốc năng lượng trong tương lai. Chuyển đối xanh là tầm nhìn của tương lai, làm sao để mở cánh cửa tiếp nhận được năng lượng vô hạn của mẹ thiên nhiên.