Đi bộ với kỹ thuật và tư thế đúng không khó, nhưng nó đòi hỏi bạn phải chú ý đến cách mình di chuyển. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về vấn đề này.
Hầu hết chúng ta có thể không để ý nhiều đến cách chúng ta đi bộ, nhưng đi bộ với kỹ thuật và tư thế tốt có thể giúp:
- Giữ cho xương và khớp ở đúng vị trí của chúng
- Giảm sự bào mòn ở khớp, cơ và dây chằng
- Ngăn ngừa đau lưng, hông, cổ và chân
- Giảm đau nhức và mệt mỏi ở cơ
- Giảm nguy cơ chấn thương
- Cải thiện sự cân bằng và ổn định
Đi bộ là hoạt động liên quan đến toàn bộ cơ thể. Để hiểu đầy đủ cách đi bộ đúng, bạn cần tập trung vào từng bộ phận của cơ thể từ đầu đến chân.
1. Giữ đầu thẳng
Khi bạn đang đi bộ, hãy đứng thẳng, giữ cằm song song với mặt đất và giữ tai thẳng hàng trên vai. Hãy tưởng tượng như đầu bạn được kéo nhẹ lên bằng một sợi dây vô hình gắn trên trần nhà. Điều này có thể giúp bạn không bị gục đầu vào ngực khi đi bộ. Giữ mắt và nhìn về phía trước. Tập trung vào một khu vực cách bạn khoảng 10 đến 20 feet khi bước đi.
Hãy đứng thẳng, giữ cằm song song với mặt đất và giữ tai thẳng hàng trên vai (Ảnh: Internet)
2. Thẳng lưng
Giữ thẳng cột sống khi bạn đi bộ. Cố gắng tránh thõng vai, khom lưng hoặc nghiêng người về phía trước, điều này có thể gây căng thẳng cho các cơ lưng của bạn.
3. Giữ vai của bạn thấp và hướng về phía sau
Vai đóng vai trò quan trọng trong tư thế và kỹ thuật đi bộ của bạn. Nếu vai của bạn căng thẳng hoặc khom về phía trước, điều này có thể làm căng các cơ và khớp ở vai, cổ và lưng trên của bạn.
Để đảm bảo rằng vai của bạn được căn chỉnh chính xác trong khi bạn đang đi bộ, hãy thực hiện như sau:
- Nâng vai lên cao theo chuyển động giống như nhún vai, sau đó thả lỏng và thư giãn. Việc sử dụng động tác nhún vai giúp giảm căng thẳng hoặc căng cứng, và đưa vai của bạn vào vị trí tự nhiên cho phép bạn dễ dàng cử động cánh tay.
- Cố gắng giữ cho vai của bạn thả lỏng và thư giãn, đừng căng vai về phía tai hoặc đưa vai về phía trước. Thỉnh thoảng bạn có thể thực hiện động tác nhún vai trong khi đi bộ để đảm bảo rằng bạn giữ cho vai của mình được thư giãn và ở đúng vị trí.
Giữ cho vai của bạn thả lỏng và thư giãn, đừng căng vai về phía tai hoặc đưa vai về phía trước (Ảnh: Internet)
4. Vận động cơ lõi
Các cơ lõi cũng đóng vai trò quan trọng khi bạn đi bộ và giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn. Khi bạn bước từng bước, hãy tập trung siết chặt và vận động các cơ lõi bằng cách kéo rốn về phía cột sống. Điều này có thể giúp bạn duy trì sự cân bằng và ổn định. Nó cũng có thể làm giảm căng thẳng và áp lực lên lưng khi bạn đi bộ.
5. Vung tay
Khi bạn đi bộ, hãy nhẹ nhàng vung tay qua lại hai bên hông. Nhớ là phải vung tay từ vai chứ không phải từ khuỷu tay.
- Không vung tay qua lại ngang người.
- Không vung tay lên quá cao, giữ chúng quanh phần giữa cơ thể chứ không phải quanh ngực.
6. Tiếp đất bằng gót chân trước rồi mới đến ngón chân khi bước
Hãy chạm đất bằng gót chân trước, sau đó tiếp đất từ gót chân đến ngón chân và rồi nhấc chân khỏi mặt đất bằng lực đẩy từ ngón chân. Tránh bước chân một cách bằng phẳng hoặc chạm đất bằng ngón chân trước.
Tiếp đất bằng gót chân trước rồi mới đến ngón chân khi bước (Ảnh: Internet)
Để tránh chấn thương hoặc sự bào mòn quá mức ở cơ và khớp, hãy cố gắng tránh những thói quen sau.
- Không nhìn xuống: Việc nhìn xuống chân hoặc điện thoại quá thường xuyên có thể gây áp lực không cần thiết cho cổ của bạn.
- Không sải bước quá dài: Lực của bạn đến từ việc đẩy chân sau. Nghiên cứu Trusted Source đã chỉ ra rằng sải bước quá dài có thể gây quá nhiều áp lực cho các khớp chân dưới của bạn.
- Không lắc hông: Hông của bạn phải giữ ở vị trí cân bằng nhất có thể khi bạn đi bộ.
- Không khom lưng: Để tránh áp lực cho lưng và vai, hãy hạ vai xuống về phía sau khi đi bộ hoặc đứng, và tập trung vào việc giữ cho cột sống của bạn được kéo giãn.
- Tránh đi giày không phù hợp: Nếu bạn định sẽ đi bộ trong một khoảng thời gian lâu, hãy chọn một đôi giày vừa vặn thoải mái, có vòm và gót chân hỗ trợ tốt, và được đệm tốt để hấp thụ lực tác động khi bàn chân chạm đất.