ĐỜI SỐNG

Cảnh báo ngày càng nhiều trẻ em bị ngộ độc nấm mọc từ xác ve sầu

Hạ Vũ • 25-06-2023 • Lượt xem: 1151
Cảnh báo ngày càng nhiều trẻ em bị ngộ độc nấm mọc từ xác ve sầu

Theo nguồn tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), vào ngày 20/6 đã cứu chữa thành công một bé nam tên T, 12 tuổi, sinh sống tại Đồng Nai bị ngộ độc Gyrommitrin do ăn phải nấm mọc từ xác ve sầu.

Trước đó vào chiều ngày 6/6, người nhà của bé cho hay T có mang nấm mọc từ xác ve sầu phía sau rẫy về chế biến thức ăn cùng với mẹ của mình. Tuy nhiên, sau khi dùng cơm được 1 tiếng, hai mẹ con đều đau bụng quặn từng cơn, chóng mặt, buồn nôn và ói mửa liên tục. Sau khi sự việc xảy ra, người nhà đã đưa cả hai đến bệnh viện địa phương gần nhất.

Sau đó, bé T đã được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng hôn mê, tổn thương gan và thận. Sau 2 tuần điều trị tích cực, bệnh lý của bé T đã có nhiều phản hồi tốt và được xuất viện.

Cùng trường hợp của bé T, ngày 9/6, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận thêm 1 ca bị ngộ độc nấm của bệnh nhi nam, 10 tuổi được chuyển đến từ bệnh viện Tây Ninh. Sau một thời gian điều trị, sức khỏe bé T đang dần có chuyển biến tích cực.

Trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc của Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc cho biết vào thời điểm tiếp nhận, bé T đã hôn mê, não gan ở tổn thương cấp độ 3, men gan cao hơn mức bình thường khoảng 40 U/L.

Trong quá trình cứu chữa, bé T đã được thở máy, lọc máu liên tục, thay huyết tương, truyền thuốc hỗ trợ gan, chống phù não. Cho đến thời điểm hiện tại, bé đã có thể không dùng hỗ trợ của máy thở, ngưng lọc máu, tri giác cải thiện, men gan giảm còn khoảng 100 U/L.

Không chỉ riêng với trẻ em, người lớn cũng chiếm tỷ lệ ngộ độc nấm khá nhiều. Cụ thể, Bệnh viện Chợ Rẫy, khoa Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận trường hợp của nam bệnh nhân, 34 tuổi bị ngộ độc sau khi ăn xác nhộng ve sầu vì lầm tưởng là đông trùng hạ thảo, một loại thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.

Nhiều trường hợp, đa phần là bệnh nhi cấp cứu do ngộ độc nấm từ xác nhộng ve sầu.

Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết của Đại học Y dược TP.HCM cho biết, có rất nhiều loại nấm khác nhau trong chi Cordyceps (chi nấm của đông trùng hạ thảo). Tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể dùng, bởi trong đó có một số chứa độc tính cao.

Cùng với đó, Phó khoa Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Chợ Rẫy, TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân nói thêm, ve sầu thường để trứng trong đất, sau đó phát triển thành ấu trùng hay còn gọi là nhộng ve sầu. Loài này thường sẽ sống ký sinh lên các loại nấm, hút các chất dinh dưỡng từ vật chủ. Từ đó khiến vật chủ chết và phát triển lớn lên bên ngoài cơ thể vật chủ, khiến nhiều người nhầm lẫn là đông trùng hạ thảo.

Phụ huynh cần tránh và không cho con em sử dụng nấm tự hái và cần tìm hiểu rõ nguồn gốc cụ thể về đông trùng hạ thảo nếu có nhu cầu sử dụng. 

Bác sĩ Ngân khuyến cáo, để tránh nhầm lẫn là thức ăn bổ dưỡng đông trùng hạ thảo, người dân khi gặp xác nhộng ve sầu thì tuyệt đối không nên ăn. Nếu có nhu cầu sử dụng hoặc tìm hiểu về đông trùng hạ thảo, người dân nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm chất lượng hoặc nhờ chuyên gia hiểu biết về loại thảo dược này tư vấn.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Triết đưa ra lời khuyên, phụ huynh không nên cho con em sử dụng nấm tự hái, bởi có thể dễ ăn phải loại nấm có độc. Mặc khác, cha mẹ nên mua những nơi có nguồn gốc cụ thể và đã qua kiểm duyệt hoạt chất rõ ràng, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân và con em.

Hình ảnh: Internet