GIẢI TRÍ

Cát Phượng kể chuyện phải bán máu để kiếm sống, chịu ơn Phước Sang và Minh Nhí

Anh Châu • 23-04-2020 • Lượt xem: 1535
Cát Phượng kể chuyện phải bán máu để kiếm sống, chịu ơn Phước Sang và Minh Nhí

Câu chuyện của Cát Phượng chia sẻ về khoảng thời gian chông chênh khi vào đời khiến nhiều khán giả vô cùng xúc động.

Mới đây, trên trang cá nhân, diễn viên Cát Phượng chia sẻ loạt ảnh thời đôi mươi của cô. Kèm theo đó, nữ nghệ sĩ đăng tải bài viết dài, kể lại những câu chuyện buồn vui trong quá khứ.

Sinh năm 1979 tại tỉnh Bạc Liêu, Cát Phượng chia sẻ việc lớn lên trong một gia đình nghèo. Tuy hoàn cảnh khó khăn, nhưng cha mẹ của cô vẫn cố gắng cho học đến hết lớp 12. Sau đó, Cát Phượng theo cha lên Sài Gòn (năm 1990).


Hình ảnh thời trẻ của Cát Phượng

"Chông chênh khi vào đời" là lời nhận của Cát Phượng khi bắt đầu chia sẻ về khoảng thời gian nhiều kỷ niệm. Cô kể về chuyện vô tình đọc được một từ báo tuyển diễn viên điện ảnh hệ B (hệ đóng tiền học), nên đã xin tiền cha để đóng học phí. Nhưng chỉ sau 2 tháng học thì rã tan vì không ai có tiền đóng tiếp. Bạn học chung với Cát Phượng lúc đó có nghệ sĩ Việt Trinh. Sau đó, Việt Trinh nổi tiếng, còn Cát Phượng thì chuyển qua trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh II (nay là trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Tp.HCM - PV) để học. Điểm thi tuyển đầu vào cao ngất ngưỡng, Cát Phượng trở thành sinh viên hệ chính quy của trường.


Cát Phượng và Việt Trinh ngày còn là sinh viên

"Còn nhớ năm đó là năm 1990. Và lúc đó, Cát Phượng nhận 70 ngàn tiền học của nhà trường vì đậu hệ A. Một số tiền không nhỏ thời điểm đó. Học được 3 tháng vẫn chưa biết mặt thầy Trần Ngọc Giàu chủ nhiệm lớp. Vì lúc đó thầy nhiều việc phải đi suốt. Thầy đi dàn dựng, đạo diễn cho nhiều đoàn ở nhiều tỉnh. Đến khi thầy vào lớp thì tôi không có lên lớp vì lúc đó bận đi show.

Đến khi biết mặt thầy cũng là lúc nhà trường không cho học tiếp với lí do: Đi show quá nhiều. Mà thời đó sinh viên Trường Sân khấu - Điện ảnh không ai được đi show. Và muốn học tiếp tui phải đóng 400 ngàn học phí cho 1 năm. Thời điểm đó 400 ngàn đối với tôi rất lớn. Nên thôi, tôi nghỉ học luôn" - Cát Phượng kể.

Sau khi nghỉ học, Cát Phượng nhận show quay minh họa cho clip Karaoke, quay phim, quay vai quần chúng với một hai câu thoại. Tuy nhiên, với nữ diễn viên, đó là một niềm vui vì được làm nghề và có tiền mua mì gói. Bên cạnh đó là việc đi quay giúp cô học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm nghề. Nữ nghệ sĩ kể, cô nhìn mọi người diễn và rút kinh nghiệm từng chi tiết nhỏ. Rồi cứ thế, Cát Phượng lớn lên với nghề từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm.

"Nhớ lại thời điểm đó, có lúc không có vai quần chúng để đi, không ai mời làm bất cứ gì. Đói quá đói phải đi bán máu để mua một hai thùng mì gói để đó ăn sống ăn chín cũng phải ăn. Ăn để sống để chờ vai diễn dù vai lớn hay nhỏ. Dù vai đứng chỉ trỏ bị bắn cái đùng giãy đành đặch chết tui cũng chờ" - Lời kể của Cát Phượng khiến nhiều khán giả xúc động.

Sau lần chông chênh vào đời đó, Cát Phượng cũng tiết lộ thêm lần chông chênh thứ 2 của cô chính là lúc nhà trường không cho học tiếp, cũng là lúc không có chổ ở. Vì ở ký túc xá của trường, trường không cho học thì cũng không được ở ký túc xá nữa. Nhưng cô vẫn lén ở lại trong phòng. Theo lời kể của Cát Phượng, mỗi lần giám thị kiểm tra là quản lý ký túc xá báo cho cô hay. Lúc đó, cô ra quán cóc cà phê ngồi. Có những lúc cô phải ngồi quán cóc đến sáng. 

Lần chông chênh thứ 3 của cô chính là lúc nghệ sĩ Minh Nhí tìm đến ký túc xá để "dụ" Cát Phượng rủ ra ngoài thuê nhà ở, rủ cả Lý Hải đi chung. Thế là sai đó, một căn gác nhỏ hẹp gồm Minh Nhí, Lý Hải, Cát Phượng thuê trọ. Cát Phượng là người đảm trách nấu ăn, giặt đồ, ủi đồ cho Minh Nhí, Lý Hải để đi diễn và đi hát. Cô kể thêm kể niệm: "Tối về, cả 3 anh em ngủ chung, Cát Phượng nằm giữa. Lúc đó tôi để tóc tém, ăn mặc như một thằng đàn ông. Mà muốn ngủ riêng cũng không có chổ. Có cái mùng 3 anh em tôi chui vô, chứ ngủ ngoài muỗi cắn....".


Cát Phượng và Lý Hải thuở mới vào nghề

Cát Phượng, Minh Nhí và Lý Hải 

Rồi dần, Lý Hải và Minh Nhí mua được nhà riêng. Minh Nhí cho Cát Phượng về ở chung. Cô hào hứng kể: "Một lần tui làm mất chiếc xe của anh Minh. Tôi mượn đi tập kich về dựng trước nhà khoá cổ xe mà vẫn mất. Đến hôm nay anh ấy cũng không nhắc đến chuyện tôi làm mất chiếc của ảnh. Không biết trong lòng anh có hận mỗi khi nhớ lợi cái vụ tôi làm mất xe ảnh?...Tôi nợ anh Minh Nhí một cái nợ quá lớn. Nhưng ngặt cái là anh không dám đòi cái nợ này của tôi...".

Vài năm sau, cô dọn ra ở thuê cùng em gái lên Sài Gòn học chứ vẫn chưa đủ tiền mua nhà. Cát Phượng nói, đời cô chưa hết chông chênh. Có đến vài năm liền, cô không có bất kỳ show nào dù là một vai quần chúng.

"Không tiền đóng tiền nhà, điện, nước, không tiền ăn....chết chắc" - Lời kể đầy chua xót của nữ nghệ sĩ.

May mắn mỉm cười với Cát Phượng khi vào vai Tư Mắm trong phim Đất Phương Nam. Theo lời cô kể, vai diễn này như một cái phao cứu cánh, cũng như cứu sự nghiệp nghệ thuật của Cát Phượng. Sau vai diễn đó, tên tuổi Cát Phượng được nhiều người biết đến, nổi tiếng rất nhiều. Nhưng sau khoảng thời gian đó, chữ "ế" lại bám vào cô, những tưởng đã phải cuốn gói về quê.

Người ơn mà Cát Phượng nhắc đến là "ông bầu" Phước Sang. Anh cho cô từ những vai diễn lớn đầu tiên ở sân khấu thể nghiệm tại một sân khấu ở quận 1 (Tp.HCM) đến những vai khá nặng ký ở sân khấu Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM). Đối với Cát Phượng cơ hội này như một giấc mơ và tôi liền nắm bắt cơ hội ngay. Không làm cho Phước Sang thất vọng, từ đó cái tên Cát Phượng lớn dần. 


Cát Phượng và Phước Sang hội ngộ trong một chương trình vào năm 2017

Bây giờ, ít ai gọi tôi là Cát Bụi, Cát Phượng mà gọi là cô Cát, bà Cát, chị Cát... Cách gọi này, tôi rất thích vì nó thân thiện và gần gũi. Cảm ơn anh Minh Nhí đã gọi em danh xưng "cô Cát" đầu tiên.

"Với tôi, anh Phước Sang là người ơn, anh Minh Nhí là người nghĩa. Ơn nghĩa có đủ, để dành trả từ từ" - Cát Phượng viết. 

"Hiện tại, tôi không theo nghiệp diễn nữa, có thể nói là "hết thời" - nói đúng nghĩa là thời diễn đã hết. Tôi không còn một thể loại nhân vật nào cho mình cảm hứng để nhận diễn vì vai nào cũng đã diễn qua. Tôi chuyển qua đạo diễn, viết kịch bản, nhà sản xuất với quy mô nhỏ như web-drama chiếu mạng" - Lời kết bài viết của nữ nghệ sĩ


Cát Phượng từng khóc rất nhiều khi nhớ về quãng thời gian vất vả trong quá khứ.