ĐỜI SỐNG

Châu Âu từ thiếu chuyển thành dư thừa điện đẩy giá xuống âm

Nguyễn Hậu • 06-06-2023 • Lượt xem: 682
Châu Âu từ thiếu chuyển thành dư thừa điện đẩy giá xuống âm

Năm 2022 châu Âu xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh giữa Ucraine và Nga khiến người dân phải sử dụng tiết kiệm. Tại thời điểm này họ lại được kêu gọi tăng sử dụng điện để tránh quá tải cho hệ thống.

Cách đây nửa năm châu Âu vẫn còn loay hoay với bài toán năng lượng. Người dân châu Âu phải xoay sở tìm nhiều cách để thích nghi và tiết kiệm năng lượng. Nhiều doanh nghiệp đóng cửa và kinh tế rơi vào suy thoái.

Tại Đức ở thời điểm cuối năm 2022, giá điện trong hợp đồng tương lai lên đến 995 Euro/ mwh. Trong thời điểm hiện tại giá điện bán buôn lại rơi tự do xuống âm 109,45/Euro/mwh. Tại Pháp giá điện hợp đồng tương lai năm 2022 vượt mốc 600 Euro/mwh, giờ đây xuống dưới 0 Euro/mwh ở một số thời điểm. Hà Lan ghi nhận mức giá theo giờ thấp nhất trong ngày 30/5 là âm 185,86 Euro/ mwh. Còn các quốc gia khác như Áo, Bỉ, Hà Lan cũng chứng kiến mức giảm giá về 0.

Năng lượng gió tại châu Âu 

Vậy châu Âu đã làm thế nào để xoay chuyển tình thế ngoạn mục từ nguy cơ thiếu hụt điện thành thừa điện như hiện nay?

Tại khu vực Trung Âu và Tây Bắc là nơi có nguồn cung cấp năng lượng tái tạo từ điện mặt trời và điện gió dồi dào đang dư thừa điện mặt trời do áp suất tăng cao. Tại Hà Lan sản lượng ở các nhà máy thủy điện đang dư thừa do băng tuyết tan nhanh vào mùa xuân. Điện tái tạo dồi dào góp phần làm dư thừa nguồn cung khiến giá điện rơi xuống mức âm.

Cuối năm ngoái một báo cáo được công bố cho thấy năng lượng mặt trời và năng lượng gió đã chiếm 24% tổng lượng điện năng của Eu. Đức đang là nước có các nhà máy điện mặt trời lớn nhất và dẫn đầu châu Âu với 68,5 Gw công suất lắp đặt. Với cam kết nói không với điện than, Đức đã đẩy mạnh đầu tư năng lượng tái tạo. Năm 2022 là năm ghi nhận kỷ lục đầu tư điện mặt trời của Đức.

Cánh đồng năng lượng tái tạo ở Phần Lan 

Ngoài nguồn cung năng lượng tái tạo dồi dào, giá khí đốt tại châu Âu cũng lao dốc là do châu Âu đã nhập khẩu khí hóa lỏng từ nhiều nguồn khác nhau hoặc tự sản xuất trong nội khối, nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều khí đốt đã sụp đổ hoặc chuyển ra ngoài châu Âu. Đây là ba yếu tố góp phần đưa giá điện xuống âm. Giá điện âm không phải là giá cho các hộ gia đình mà là giá cho các nhà cung cấp điện.

Cam kết loại bỏ dần điện than đồng thời phát triển năng lượng tái tạo được các nước châu Âu giữ vững. Nguồn cung điện gió và điện năng lượng mặt trời cao như hiện nay đã giúp 20 nước trong khối bù đắp năng lượng thiếu hụt từ thủy điện và điện hạt nhân. Thành quả này có được là nhờ sự thay đổi về chính sách, cơ cấu, công nghệ đã diễn ra trong nhiều năm qua. Năng lượng tái tạo không chỉ là hướng đi tất yếu tại châu Âu mà là hướng đi chung của toàn thế giới trong kỷ nguyên mới.