ĐỜI SỐNG

Chuyện gì xảy ra khi bão sa thải dồn dập và không tăng lương?

Bá Phúc • 02-03-2023 • Lượt xem: 2367
Chuyện gì xảy ra khi bão sa thải dồn dập và không tăng lương?

Thuật ngữ “Quiet quitting” (tạm dịch: bão sa thải) hiện đang là từ khóa được tìm kiếm phổ biến nhất trong năm 2022, nó dùng để ám chỉ những nhân viên có tư tưởng giảm hoặc mong muốn dừng hẳn công việc hiện tại dành thời gian cho gia đình, bạn bè và các sở thích cá nhân... Tuy nhiên, thuật ngữ trên chỉ đúng đối với nhân viên nằm trong nhóm có công việc và thời gian quy định. Nó không bao gồm cho các công việc làm thêm hay trả lời tin nhắn ngoài giờ, hoạt động tập thể của công ty.

Theo Payscale báo cáo về các phương thức bồi thường tốt nhất năm 2023 đã khảo sát về tỷ lệ tự nguyện xin nghỉ việc, họ cho biết hiện tại đã giảm xuống 36% so với năm 2022. Trong báo cáo cụ thể từ tháng 10 - 12/2022 đã ghi nhận kết quả có gần 5000 người nghỉ việc tự nguyện bao gồm: quản lý nhân sự, giám đốc kinh doanh hay thậm chí là các chuyên gia bồi thường.

Trong cuộc họp báo vào đầu năm 2023, các chuyên gia của Payscale đã cho biết hiện tại tình trạng người lao động tự nguyện nghỉ việc đang trong giai đoạn đứng yên, đây là tin mừng cho nhiều nhà tuyển dụng khi họ có cơ hội giữ chân được người giỏi, nhất trong bối cảnh hậu Covid-19.

Giữ chân người lao động, nhân viên tự nguyện xin nghỉ việc hậu Covid-19 đang được các tổ chức doanh nghiệp đưa ra giải pháp tối ưu (Hình ảnh: Internet)

Dù vậy, các tổ chức quản lý cũng đang nỗ lực tìm ra giải pháp tối ưu để có thể giữ chân tất cả người lao động. Nhưng theo Payscale, điều này sẽ rất khó vì hầu như khó khăn lớn nhất mà các công ty, nhà tuyển dụng đang gặp phải đó là vấn đề tiền lương, đặc biệt trong môi trường mà các cơ hội thăng tiến bị hạn chế kéo theo đó là sự lạm phát kinh tế tăng cao.

Bão sa thải dồn dập khiến mọi thứ trở nên tệ hại

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp, công ty đề xuất tăng những khoản lương nhỏ nhưng đây không phải là giải pháp tối ưu để có thể ngăn chặn cơn bão “Quiet quitting”. Dù vậy, hầu hết có khoảng 55% bên phía tuyển dụng không để tâm đến cơn bão trên, bởi họ chỉ chú trọng miễn là nhân viên được thuê việc, đáp ứng đúng các yêu cầu đề ra.

Tuy nhiên vẫn còn 29% từ các lãnh đạo cho rằng khi nhân viên được tuyển dụng mà không có sự nỗ lực, làm việc kém hiệu quả sẽ mang tới hệ lụy rất lớn cho phía các tổ chức kinh doanh. Do đó, nguy cơ họ bị sa thải sẽ là rất lớn.

Phỏng vấn một nhân viên tên Clarke cho biết, cô mong muốn tình trạng bão sa thải “Quiet quitting” sẽ nhanh chóng biến mất vào năm 2023. Cô cho biết, khi người lao động bị sa thải quá nhiều, do nguyên nhân tình trạng kiệt sức và sinh ra nóng giận tiêu cực, đặc biệt là đối với các môi trường làm việc không tăng lương hoặc thăng chức sẽ khiến cho các công ty tuyển dụng, doanh nghiệp không thể vận hành vì thiếu nhân lực. 

Sa thải quá nhiều nhân viên sẽ gây nên tình trạng thiếu nhân lực cho nhiều doanh nghiệp, công ty (Hình ảnh: Internet)

Ngoài ra, cô cũng đưa ra một số lời góp ý dành cho các nhà tuyển dụng, công ty và doanh nghiệp nên chú trọng vã nghĩ sâu về cơn bão sa thải “Quiet quitting”, nó có thể sẽ là một lời phản ánh trung thành từ phía người lao động khi năng suất làm việc tăng cao, bù lại họ không nhận được phần thưởng xứng đáng, nhất là trong thời điểm kinh tế suy thoái như hiện nay.

Giải quyết tình trạng tăng lương bằng phúc lợi

Các trường hợp đề nghị gia tăng mức lương đang được các công ty, doanh nghiệp cố gắng duy trì bằng biện pháp thay thế bằng một số hậu đãi để giữ chân và thu hút người lao động.

Đây được xem là cách giải quyết hợp lý nhất trong thời điểm hiện tại. Thay vì cố gò ép nhân viên làm việc 6 ngày/ 1 tuần, chưa tính đến việc tăng ca ngoài giờ, các doanh nghiệp, công ty sẽ đầu tư và tăng cường nhiều hơn về các khoản như chăm sóc sức khỏe cơ thể và tinh thần, nghỉ phép có lương hoặc xây dựng khung thời gian linh hoạt, tạo điều kiện nhân viên có thời gian chăm sóc cho gia đình nhiều hơn.

Giải quyết tình trạng xin tăng lương bằng các áp dụng hậu đãi chăm sóc sức khỏe và tình thần cho nhân viên là giải pháp tối ưu của doanh nghiệp, công ty (Hình ảnh: Internet)

Theo nhà phân tích vốn chủ sở hữu thanh toán của Payscale, Ruth Thomas cho biết, việc thay đổi chủ trương, kế hoạch mới của công ty, doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện linh hoạt cho các nhân viên, đặc biệt là gỡ rối tình trạng báo cáo tăng lương và tự nguyện nghỉ việc.