Hiện nay, nhiều Youtuber, Tiktoker đang trục lợi từ việc lợi dụng những sự kiện, sự việc thương tâm, thu hút sự quan tâm của dư luận nhằm mục đích livestream kiếm tiền. Các chuyên gia lên án hành động trên là xuất phát từ chính tư duy ích kỷ, xem lợi ích cá nhân là trên hết.
Giám đốc Trung tâm dự luận xã hội, PGS. TS Trịnh Hòa Bình cho biết, hiện nay trên các nền tảng TikTok và Youtuber, có rất nhiều người, đủ mọi độ tuổi hoạt động dưới lớp vỏ bọc nghề truyền tải thông tin. Ông Bình cho rằng, việc nhiều TikToker, Youtuber lấy nội dung, hình ảnh trần trụi từ nhiều câu chuyện, sự việc,… thương tâm, phản cảm để đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội, nhằm thu hút sự chú ý từ cộng đồng mà không nghĩ đến hậu quả, tác động tiêu cực từ việc làm đó, đã khẳng định cái tâm không lành mạnh, ích kỷ của họ.
PGS. TS Trịnh Hòa Bình giả định nếu có người đứng trước nỗi đau của đồng loại với thái độ thờ ơ đã đủ để cho thấy cái tâm ích kỷ, tệ hại. Chưa nói đến việc quay phim, chụp ảnh hoặc đưa một số lời bình nhạy cảm, chẳng hạn vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Ông Bình cho biết, nếu phát hiện có người thực hiện những hành vi tương tự thì các cơ quan chức năng sẽ mạnh tay ngăn chặn và xử lý.
Hiện trạng bất chấp quay phim từ những câu chuyện thương tâm, phản cảm của các TikToker, Youtuber đang gây bức xúc dư luận.
Mặc khác, ông Bình nói thêm các cơ quan chức năng thực sự chưa làm hết trách nhiệm. Như vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng, ban đầu cơ quan chức năng nói sẽ tập hợp những người có liên quan, nhưng về sau, không có tín hiệu giải quyết khiến người dân cảm thấy bất bình, mệt mỏi và dần không để ý đến nữa. Nghiêm trọng nhất, ông nhận định vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng đã vi phạm quá mức và cấu thành phạm các tội như xâm phạm lợi ích, danh dự, tài sản của nhiều cá nhân.
Ông Bình cho rằng, với xã hội hiện đại ngày nay, nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực truyền thông đang đưa lại nhiều lợi thế lớn, cơ hội tốt. Nhưng nếu quá lạm dụng vào công nghệ đó có thể khiến sự thật bị bóp méo, xuyên tạc, nhất là trên các phương tiện mạng xã hội.
Bên cạnh đó, TS Trịnh Hòa Bình nhận định, ranh giới giữa livestream và phạm tội rất mong manh. Do đó, mọi sai phạm cần được can thiệp, trừng trị kịp thời mới đủ sức răn đe không chỉ đối với người đang vi phạm mà còn cho những người đang có ý định làm những việc tương tự.
Ngoài ra, ông Bình phân tích, mạng xã hội được xây dựng ra nhằm mang lại môi trường thông tin tốt đến người dùng, nhưng những hành động xấu của nhiều người sẽ khiến nó trở thành công cụ vô hình gây hại đến những người tử tế, xã hội và cộng đồng.
Phía Công an TP.HCM cũng đã có khuyến cáo về sự việc liên quan của nhiều Youtuber, TikToker đăng nội dung bẩn, sai sự thật. Theo đó, hành vi đăng thông tin sai sự thật sẽ dẫn đến kích động, lôi kéo cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh.
Các cơ quan chức năng và công an TP.HCM khuyến cáo về các hành vi đăng tải thông tin sai sự thật và xử lý theo pháp luật khi phát hiện vi phạm
Đại diện Công an TP.HCM cho biết, các hoạt động đăng tải thông tin vi phạm trên mạng xã hội sẽ tùy theo hành vi, mức độ vi phạm trong hành chính hoặc hình sự để xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 mà Chính phủ đã đề ra.
Bên cạnh đó, Công an TP.HCM khuyến cáo, người dân cần tìm hiểu, cân nhắc nguồn cung cấp thông tin, chỉ nên tin cậy nguồn tin từ các cơ quan chức năng, báo đài chính thống, hạn chế xem tin từ các trang mạng xã hội để tránh mắc lỗi vi phạm, kích động pháp luật.
Mặc khác, việc chia sẻ các thông tin sai sự thật sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân và gia đình. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ buộc người đăng tải phải gỡ bỏ thông tin và xin lỗi đến những cá nhân, gia đình bị hại có liên quan, đồng thời sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hình ảnh: Internet