ĐỜI SỐNG

Đa nhiệm - Kỹ năng để thành công hay nguyên nhân của sự mất tập trung?

Võ Hoàng Tuấn • 14-10-2022 • Lượt xem: 1001
Đa nhiệm - Kỹ năng để thành công hay nguyên nhân của sự mất tập trung?

Đa nhiệm được hiểu là làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc. Việc này có thể gây xao nhãng, ảnh hướng tới trí nhớ, suy giảm hiệu năng công việc. Nhưng với một số người, đa nhiệm lại là một phương pháp tốt dẫn tới thành công. 

Theo nghiên cứu gần đây, đa nhiệm là một trong những tác nhân dẫn đến những nguyên nhân mất khả năng tập trung, mất kiểm soát dẫn đến sai lầm trong công việc, suy giảm trí nhớ, khiến cho khả năng làm việc đi xuống một cách trầm trọng.

Đa nhiệm làm mất đi sự tập trung

Theo giáo sư Strayer, giảng viên chuyên môn tâm lý của của trường đại học Utah (Mỹ) thì, não bộ của một người bình thường không thể nào xử lý một lượng thông tin dày đặc từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng ông cũng cho hay, chỉ có khoảng 2% người có khả năng đa nhiệm tốt trong mọi lĩnh vực.

Còn theo nhà tâm lý học Peter Vorderer của đại học Mannhein, khi sự đa nhiệm trở thành một thói quen, lấn chiếm từng chút vào cuộc sống của chúng ta, sẽ khiến chúng ta không thể làm điều gì khác hoặc tìm kiếm được bất kỳ lý do nào để thay đổi.

Nhưng tại sao đa nhiệm lại làm mất đi sự tập trung? Theo nghiên cứu từ đại học California vào năm 2011 thì việc vận chuyển não bộ liên tục, quay quanh nhiều công việc khác nhau, khiến cho não bộ bị tình trạng quá tải, dẫn đến ảnh hưởng vùng nhớ thông tin tạm thời và sâu hơn là tình trạng đãng trí sau tuổi 60.

Đa nhiệm đang ảnh hưởng tới giới trẻ như thế nào?

Tình trạng đa nhiệm với công nghệ hiện nay rất phổ biến bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống, nhất là bộ phận giới trẻ khi mà những chiếc smartphone, laptop, tai nghe hoặc các công cụ công nghệ khác là “người bạn thân thiết”, luôn “sát cánh” không rời, bất kể nơi đâu hay làm gì. Ví dụ như khi đang đi trên đường, giới trẻ vẫn cúi gầm mặt và lướt điện thoại. Hoặc khi dùng bữa, họ cũng không thể thiếu các thiết bị công nghệ vừa chơi, vừa nghe nhạc, vừa xem tin tức, …

Theo lời của bạn Nguyễn Lâm Thúy Vy (22 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú, TP.HCM), việc dùng điện thoại để đa nhiệm nhiều công việc khác nhau như vừa tra từ điển tiếng Anh trong lúc vừa lướt thông tin hay dùng chúng trong lúc nghe giảng. Điều này sẽ khiến cho chúng tả cảm thấy thoải mái, hạnh phúc nhưng chỉ là để thỏa mãn những mong muốn nhất thời. Nhưng nếu sử dụng và lặp đi lặp lại quá nhiều, về lâu về dài sẽ gây tới việc giảm đi sức tập trung.

Khi đa nhiệm mang tới thành công lớn và nhất định

Theo lời của bạn Quang Minh (21 tuổi, ngụ tại quận 10, TP.HCM) thì việc sử dụng điện thoại để quay lại bài giảng hay quá trình học hoặc dùng laptop để truy cập, tìm tài liệu học tập nhưng tắt bớt các tab không liên quan, sẽ giúp truyền năng lượng tích cực và làm việc hiệu quả hơn.

Thực tế, trên thế giới có rất nhiều người thành công trong việc áp dụng xuất sắc khả năng đa nhiệm như: tỷ phú Elon Muck (CEO của Tesla Motor và SpaceX, chủ tịch của Solar City) cho biết, ông phải thực hiện, giải quyết liên tục hàng ngàn vấn đề khác nhau từ việc công lẫn việc riêng. Hoặc cha đẻ của Microsoft là Bill Gate, ông thường nhận và phải trả lời hơn 100 email mỗi ngày về các vấn đề như cố vấn kỹ thuật, về từ thiện, hoặc các hoạt động xã hội… Vậy nên, ông thường đa nhiệm với sự hỗ trợ từ công nghệ để xử lý tất các các công việc cùng một lúc và cũng như tìm cách tháo gỡ từng vấn đề.

Vậy tại sao họ là thành công khi làm nhiều công việc cùng một lúc? Câu trả lời là do khả năng tập trung cao độ mà ít ai có thể làm được. Họ xử lý từng việc một và áp dụng các phương pháp làm việc hiệu quả và cực kỳ khoa học nhằm đạt được kết quả tối ưu.

Từ đó, có thể suy ra rằng, việc đa nhiệm không hoàn toàn gây ảnh hưởng xấu tới trí não, nhưng nếu lạm dụng quá đà sẽ gây nên các hệ quả không lường, nguy cơ mắc bệnh đãng trí rất cao. Ngược lại, nếu đa nhiệm có bài bản và khoa học, biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý, sẽ làm mọi việc trở nên dễ dàng có thể đảm bảo sức khỏe và sự minh mẫn của trí não con người.