ĐỜI SỐNG

Đại học và câu chuyện của những cô cậu sinh viên mê đi làm hơn đi học

JL • 23-02-2023 • Lượt xem: 2597
Đại học và câu chuyện của những cô cậu sinh viên mê đi làm hơn đi học

Khi mà cuộc sống trở thành đường đua chông gai với nhiều thử thách, việc các cô tú, cậu tú ngoài có trách nhiệm trong việc học, thì họ cũng đang cân nhắc tới các trách nhiệm khác, bao gồm cả các công việc toàn thời gian ở các công ty, hay làm thêm bán thời gian bên ngoài, thậm chí kết hôn sinh con khi chỉ mới tuổi đôi mươi. 

Nên việc phải thích ứng với từng hoàn cảnh và từng thời kỳ của xã hội đã tạo ra một thế hệ được gọi là thế hệ sinh viên “bất thường” này. 

Thế nào là một là sinh viên “bất thường” ? 

Sự bất thường ở đây không hoàn toàn theo nghĩa xấu, nó mang một ý nghĩa là sự đổi mới, sự phi truyền thống mà ở đây chỉ những sinh viên có những công việc trước khi họ tốt nghiệp. Đây có thể gọi là kết quả của việc tự trau dồi những kỹ năng mềm hay những kỹ năng chuyên môn nhưng thực tế từ trên ghế nhà trường phổ thông trung học, hay trường đại học không dạy cho họ.  

Hãy ngắm nhìn lại trong công ty của chúng ta mà xem, có bao nhiêu thực tập sinh mà số tuổi của họ trên ghế nhà trường chỉ mới năm nhất, điều mà những sinh viên năm ba mới thực sự bắt đầu làm. Ngoài ra thuật ngữ freelancer chỉ những người làm những công việc tự do và đây thường là những công việc kiếm được thu nhập dành cho những sinh viên muốn cân bằng giữa việc học và việc làm, có thể kể đến như content writting (viết nội dung) hay graphic design (thiết kế đồ họa). 

Hơn thế nữa sự phi truyền thống còn nằm ở việc khởi nghiệp dựa trên các nền tảng tham gia các cuộc thi và được rót vốn đầu tư. Hiện nay các cuộc thi khởi nghiệp này được nhiều trường đại học áp dụng nhằm tạo ra môi trường thi đấu mà nơi đó những bạn sinh viên sẽ đấu trí với nhau về ý tưởng, cách vận hành và gọi vốn, đây là những kiến thức họ được tiếp thu từ trên ghế nhà trường. Khi nhắc đến những cuộc thi lớn đó không thể thiếu CiC, được thành lập bởi trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh với mục đích hỗ trợ học sinh, sinh viên. Hơn 300 ý tưởng, giải pháp sáng tạo, dự án khởi nghiệp từ nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Học viện toàn quốc và quốc tế được gửi về ban tổ chức và hơn 700 sinh viên tham dự. 

Nhiều sinh viên trải nghiệm các công việc làm thêm song song với việc học - Hình minh họa: Internet 

Rào cản cho sự học chính quy 

Kiếm tiền luôn ảnh hưởng tới tình cảm, cuộc sống và ở trường hợp này có thể là cả tương lai. Trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay, khi mà con người buộc cần phải đem bằng cấp của bản thân ra để làm việc thì những cô cậu sinh viên yêu thích và trải nghiệm  thực tiễn từ trường đời, sẽ suy nghĩ thế nào để có những quyết định đúng đắn cho bản thân?

“Nhìn thấy Bill Gates không ? Ông ấy có học đại học đâu mà vẫn thành công đấy thôi ?”. Các câu nói mang tinh thần phản bác như thế này sẽ là những câu nói mà từ trước đến giờ chúng ta đều nghe khi nhắc về sự thành công của một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới mà chưa qua trường lớp chính quy. Và đây có thể cũng sẽ là câu nói được dùng nhiều nhất để đối phó với những lời khuyên “Hãy ráng học hết đại học đi” . Nghe có vẻ khá thú vị, nhưng để được như Bill Gates bạn cần phải thoả một số điều kiện sau đây: 

+ Phải có mẹ làm giám đốc cho công ty tài chính First Interstate BancSystem và United Way of America. 

 + Ông ngoại là chủ tịch của một ngân hàng liên bang. 

+ Được gia đình đồng thuận với quyết định của bạn 

Nếu miễn có đủ ba điều kiện trên thì bạn đã có đủ nguồn lực để tự nghỉ học và sống cuộc đời mà bản thân mong muốn. 

Kinh nghiệm và kiến thức luôn phải đi cùng với nhau để cho sự học được phát huy hết năng lực vốn có. Nếu như nhà trường cho ta chiếc chìa khoá của kiến thức thì hãy học nó qua những kinh nghiệm, đây sẽ là sự phù hợp nhất với những sinh viên ở thời buổi như bây giờ.