ĐỜI SỐNG

Để tiết kiệm hiệu quả, bạn thường làm gì?

Nguyễn Khải • 24-10-2022 • Lượt xem: 426
Để tiết kiệm hiệu quả, bạn thường làm gì?

Tiết kiệm là một việc mà ai cũng muốn. Tuy nhiên việc tiết kiệm thì không phải ai cũng làm được. Chính vì vậy chúng ta cần phải có một kế hoạch cụ thể khi muốn tiết kiệm tiền. 8 cách sau đây sẽ giúp cho bạn có một kế hoạch tiết kiệm tiền hoàn hảo.

1. Ghi lại chi phí của bạn

Đây được xem là một trong những điều bắt buộc, nếu như bạn muốn bắt đầu "công cuộc" tiết kiệm của mình. Cũng như là để xem mình đã chi tiêu bao nhiêu trong một ngày như: tiền chợ, tiền học phí, tiền thanh toán hoá đơn... Chỉ cần một cây bút chì với một cuốn sổ nhỏ, một chiếc máy tính là bạn đã có thể theo dõi các khoản chi của mình trong một ngày. Và sau khi đã có đầy đủ dữ liệu về việc chi tiêu, thì bây giờ việc bạn nên làm đó sắp xếp lại chúng một cách cẩn thận và sau đó là tính tổng chi phí cho từng loại tiền... Kế đến khi đã tính toán đầy đủ tất cả các khoản chi tiêu, thì khi đó bạn nên xem mình còn lại bao nhiêu tiền để tiến hành tiết kiệm.

2. Tạo một ngân sách theo dõi thu chi

Khi đã "nắm hết" mọi khoản, trong việc chi tiêu của bạn thì việc tiếp theo là tạo một ngân sách, để bạn có thể theo dõi mọi khoản thu chi trong một ngày của mình. Và ngân sách đó phải hiện lên các khoản thu chi tương ứng với các khoản thu nhập hàng tháng của bạn giúp cho bạn có thể lập ra được một kế hoạch chi tiêu hợp lí và để tránh chuyện bị bội chi. Để đảm bảo mọi kế hoạch chi tiêu được suôn sẻ, bạn cần phải tính đến các chi phí phát sinh trong tháng như: bảo trì xe, bệnh tật đau ốm... Chính các khoản chi phí phát sinh đó, sẽ khiến cho bạn gặp không ít khó khăn trong việc tiết kiệm. Do đó chúng ta phải "cân đo đong đếm" sao cho cẩn thận để không ảnh hưởng đến việc tiết kiệm của bạn. Cũng như là phải cố gắng làm sao tích lũy được một khoản tiền để tiết kiệm kha khá, và bạn cũng có thể trích ra từ 15% - 20% thu nhập để gia tăng khoản tiết kiệm của mình.

3. Tìm cách cắt giảm chi tiêu

Bên cạnh việc lập ngân sách để theo dõi các khoản thu chi hàng tháng của mình thì bạn cũng nên tiến hành, cắt giảm các khoản tiền không cần thiết. Ví dụ như: uống cà phê, đi chơi, ăn nhậu ... Song song với đó, thì chúng ta cũng nên tiết kiệm lại các khoản chi tiêu cố định hằng tháng như: tiền điện, tiền nước, tiền Internet ... nhằm hạn chế tối đa các khoản chi tiêu "vượt quá" ngân sách của bạn. Tốt hơn hết bạn cũng nên lên ý tưởng cho các kế hoạch chi tiêu của mình như:

+ Tham gia các hoạt động miễn phí

Tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương, cũng như lên mạng tìm các dịch vụ vui chơi, giải trí có chi phí thấp hoặc miễn phí để tham gia. Vừa có thời gian vui chơi và cũng giúp cho bạn "đỡ được" phần nào chi phí.

+ Kiểm tra lại các khoản chi phí định kỳ

Bạn nên kiểm tra lại các chi phí tham gia các hoạt động cũ hay các hoạt động mà bạn không tham gia để hủy chúng hoặc không tham gia nữa.

+ Hạn chế ăn ở ngoài

Đây là một cách hay dành cho người muốn tiết kiệm hay những người có thói quen "ăn hàng" thường xuyên. Vì nó giúp cho bạn có thể tiết kiệm được kha khá chi phí và là cơ hội để cho bạn và các thành viên trong gia đình có dịp quây quần bên nhau.

+Cân nhắc thật kỹ trước khi mua  

Nếu bạn là người có xu hướng chạy theo "xu thế", thì thiết nghĩ bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước mua một món đồ vì giá trị của nó có thể cao hơn so với túi tiền của bạn. Hoặc nó sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến việc tiết kiệm của bạn. Đó là chưa kể, giá trị của món đồ sẽ bị giảm sút theo thời gian. Như khi bạn mua một chiếc Iphone 13 thì chưa đầy một năm sau, một phiên bản Iphone khác sẽ ra đời tốt hơn cái bạn đang sử dụng và giá cao hơn. Thì khi đó chiếc Iphone của bạn đã cũ và lỗi thời nên ít nhiều giá trị của nó cũng sẽ bị giảm sút.

4. Đặt mục tiêu tiết kiệm

Việc đặt mục tiêu tiết kiệm là vô cùng quan trọng vì nó sẽ tạo cho chúng ta một "động lực" trong việc tiết kiệm. Và việc đầu tiên trong việc tiết kiệm đó là suy nghĩ về những thứ mà bạn muốn tiết kiệm. Do đó chúng ta cần chia mục tiêu của mình ra làm hai phần đó là ngắn hạn (từ 1 đến 3 năm) và dài hạn (từ 4 năm trở lên). Sau đó thì bắt đầu tính toán sao cho thật hợp lý, cũng như xem xét việc bạn phải mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành mục tiêu nói trên.

+ Các mục tiêu ngắn hạn: Quỹ ngắn hạn (từ 3 đến 9 tháng) như kỳ nghỉ dưỡng, chi phí chữa bệnh, hay mua một chiếc ô tô...

+ Các mục tiêu dài hạn: Như mua đất, mua nhà xây nhà, hay chuẩn bị nghỉ hưu, hay cho con đi du học...

5. Xác định lại các ưu tiên tài chính

Ngoài các khoản chi tiêu, thu nhập của bản thân thì việc phân bổ tiền tiết kiệm sao cho hợp lý cũng là một vấn đề đáng để bạn lưu tâm. Nếu bạn muốn thay thế chiếc ô tô đã cũ và bạn hoàn toàn có thể bỏ tiền ra mua nó ngay lập tức. Nhưng bạn nên chú ý đến các kế hoạch dài hạn đã vạch ra từ trước đó, và cũng đừng quên rằng bạn đang có chuẩn bị kế hoạch về hưu lúc trong khi bạn đã đi làm. Chính vì vậy, bạn phải làm sao cho những mục tiêu dài hạn không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu ngắn hạn khác. Do đó việc học sắp xếp lại các thứ tự ưu tiên tài chính là vô cùng cần thiết nếu bạn muốn điều chỉnh các nhu cầu của mình.

6. Chọn các loại tiết kiệm phù hợp

Bên cạnh các cách tiết kiệm phổ biến kể trên thì bạn cũng nên tìm các loại tiết kiệm hay đầu tư phù hợp các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bản thân và không nhất thiết phải chọn một loại nhất định. Bạn nên đầu tư dàn trải, trên nhiều kênh đầu tư khác để sinh lời. Ngoài ra cũng nên xem xét cẩn thận các yếu tố như số dư, phí, lãi suất, rủi ro và cả thời gian để bạn có được một lựa chọn an toàn nhất cho các khoản tiết kiệm của mình.

7. Tự động tiết kiệm

Hiện nay tại các ngân hàng đều có dịch vụ tự động gia hạn giữa check và tài khoản tiết kiệm để giúp cho bạn có thể thuận tiện chọn số tiền, thời điểm và thậm chí bạn còn chia nhỏ các khoản tiền tiết kiệm của mình nếu muốn để chia đều vào các tài khoản tiết kiệm của mình, hoặc bạn cũng có thể trích một phần lương của mình cộng vào tài khoản tiết kiệm mình.

8. Kiểm tra lãi suất tài khoản tiết kiệm

Việc kiểm tra lãi suất tiết kiệm, trong tài khoản tiết kiệm của bạn là một việc làm cần thiết vì nó không chỉ giúp cho bạn kiểm tra số dư trong tài khoản tiết kiệm, mà còn giúp bạn nắm rõ tình hình lãi suất trong tài khoản tiết kiệm tăng giảm ra sao để từ đó bạn có những điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể xem đây là một động lực để bạn có thể hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà bản thân đã đề ra.

Đây là 8 cách tiết kiệm theo lời khuyên của ngân hàng America, đã được tổng hợp lại để phù hợp với chi phí tài chính của người Việt trong gia đình. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ giúp cho bạn có được một kế hoạch tiết kiệm hợp lý.