ĐỜI SỐNG

Gen Z lựa chọn phát triển tài chính hay yêu thích sự tự do?

Thúy Vy • 11-11-2022 • Lượt xem: 715
Gen Z lựa chọn phát triển tài chính hay yêu thích sự tự do?

Lớn lên trong thời đại 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, vừa mới chớm trưởng thành đã phải đối diện với cú sốc Covid-19, Gen Z có cách suy nghĩ về tiền bạc và sự nghiệp hoàn toàn khác với thế hệ cha anh.

Nếu như phần lớn các thế hệ Gen X và Gen Y sẽ đợi đến sau khi tốt nghiệp đại học mới có thể tạo ra những khoản thu nhập tốt đầu tiên, thì với thế hệ con em của họ đã có xu hướng bắt đầu kiếm ra tiền ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Khả năng tự lập tài chính cao

Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) báo cáo rằng công dân Mỹ từ 15 đến 24 tuổi đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng việc làm năm 2020, với tỷ lệ thất nghiệp là 8,7%. Một nghiên cứu khác của Ngân hàng Mỹ cho thấy đại dịch sẽ ảnh hưởng đến tài chính và sự nghiệp của thế hệ Gen Z giống như cách mà cuộc Đại suy thoái vào cuối những năm 2000 đã làm đối với thế hệ Gen Y (sinh từ 1980 đến 1995). Thị trường việc làm hiện nay biến động nhanh chóng và giá bất động sản tăng chóng mặt có thể khiến mọi kế hoạch đạt được tự do tài chính của những người trẻ tuổi gặp rủi ro hơn bao giờ hết.

Nhưng nhờ những thách thức mà thế hệ trẻ phải đối mặt, từ môi trường cho đến kinh tế đến xã hội, Gen Z giờ đây đã có sự chuẩn bị về mặt tài chính nhiều hơn. Thêm vào đó, những người trẻ tuổi này còn có một lợi thế khác, họ biết được những điều thế hệ trước đã phải trải qua. Điều này đã khiến Gen Z trở thành một lực lượng lao động khôn ngoan khi đưa ra các quyết định và lập kế hoạch tài chính từ sớm.

Thế hệ Gen Z được xem là thế hệ "internet gốc", việc này chứng tỏ sự hiểu biết về tài chính của họ sớm hơn nhiều so với thế hệ millennials (Gen Y). Qua khảo sát, 38% số người trẻ cho biết họ có tài khoản đầu tư trực tuyến và 39% cũng cho biết họ có tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Theo một báo cáo vào năm 2019 của Next Gen Personal Finance, tỷ lệ sở hữu tài chính của Gen Z đã đạt 28%, cao hơn nhiều so với mức tỷ lệ 18,7% của thế hệ millennials vào năm 2004. 

Nhưng đó không phải là tất cả. Thế hệ  Z cũng có sự quan tâm về tài chính lâu dài, đó là quỹ hưu trí. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Transamerica năm 2021, 70% Gen Z đã bắt đầu lập kế hoạch để nghỉ hưu với độ tuổi trung bình là 19 tuổi. Có lẽ nhờ vào sự hiểu biết sớm về câu ngạn ngữ “thời gian là tiền bạc”, Gen Z đã sớm biết cách hành động để có thể có một cuộc sống viên mãn hơn khi về già.

Colleen McCreary, Giám đốc Credit Karma cho biết, có lẽ còn quá sớm để biết liệu Gen Z có thể trở thành một thế hệ thành công về mặt tài chính hay không. Nhưng chỉ riêng việc có tính chủ động và lòng dũng cảm của những người trẻ đã và đang giúp họ làm được điều mà những thế hệ trước không làm được.

Gen Z quan tâm nhiều hơn về giá trị tinh thần 

Thế hệ Gen Z đang chuyển đổi giá trị của lực lượng lao động sau Covid-19. Họ coi trọng một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái và tìm kiếm sự linh hoạt cũng như các lợi ích về sức khỏe thể chất, tinh thần. 

Gen Z hiện là thế hệ trẻ nhất trong lực lượng lao động và cũng là những người quan tâm nhất đến môi trường làm việc thoải mái, một công việc có ý nghĩa trong một công ty tạo nên sự khác biệt đối với các vấn đề xã hội.
Nếu công việc của họ không thể đáp ứng được những yêu cầu trên, ngay lập tức họ sẽ từ bỏ và tìm kiếm một vị trí công việc khác phù hợp hơn. Chính vì lẽ đó, hiện nay Gen Z đang dẫn đầu về số lượng lao động nghỉ việc. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bạn trẻ cảm thấy bị "sốc" khi ở công việc mới mọi thứ không diễn ra như ý muốn.

Thế hệ trẻ này vẫn đang tham gia vào thị trường lao động theo một cách riêng cùng với những đòi hỏi đáng kể, không giống như các thế hệ trước. Gen Z muốn có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và mặc nhiên không muốn hoàn toàn cống hiến cho công việc.

Theo tờ New York Times, các nhân viên ở độ tuổi 20 thường đề nghị tổ chức các buổi chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng như giảm bớt khối lượng công việc sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao trong ngày và muốn dành thời gian cho riêng mình nhiều hơn. Đây là một sự khác biệt rõ rệt so với thói quen tăng ca liên tục và không cần nghỉ ngơi của các thế hệ trước.

Đây là một phần của quá trình chuyển đổi "chậm lại" để điều chỉnh lại cuộc sống của người trẻ. Họ chỉ có thể làm việc thêm ít giờ và trả lời email vào những ngày nhất định trong tuần. Đại dịch đã khiến nhiều người trẻ kiệt sức, làm việc quá sức và bắt đầu nghĩ đến công việc mang giá trị tinh thần cao hơn.

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, người trẻ đang "tự sa thải mình" khỏi công việc và sự cạnh tranh ở nơi làm việc, thay vào đó họ tìm đến hạnh phúc và sự thư thái trong công việc và cuộc sống.

Sau đại dịch, thời đại làm việc từ xa cho phép Gen Z có những yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn trong công việc. Một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng bỏ việc của Gen Z là nhiều công ty buộc phải có mặt tại nơi làm việc. Thế hệ Gen Z có xu hướng bỏ việc thay vì phải quay lại với công việc văn phòng toàn thời gian. Một báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu ADP đã khảo sát 32.000 nhân viên văn phòng trên toàn thế giới và phát hiện ra rằng 71% thanh niên từ 18 đến 24 tuổi sẽ cân nhắc tìm kiếm một công việc khác nếu buộc phải quay lại văn phòng của mình như trước đây.

Gen Z giờ đây đã dành sự quan tâm sâu sắc đến sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Ngoài những phúc lợi được nhận như trước kia, họ muốn có những lợi ích khác như thời gian nghỉ có lương, những ngày chăm sóc sức khỏe tinh thần và các hoạt động xây dựng cộng đồng. Thế hệ Gen Z đang trở nên cởi mở và nhạy cảm hơn về sức khỏe tinh thần. Họ muốn làm việc ở những nơi có ý nghĩa đối với sự nghiệp của họ và tác động đến xã hội của công ty. 

Thế hệ Gen Z không cần một công việc áp lực có mức lương cao

Theo nhiều cuộc khảo sát, có đến 42% Gen Z muốn làm việc cho một công ty có định hướng và mục đích rõ ràng cùng thời gian làm việc thoải mái hơn là một công việc được trả lương cao. Họ cũng muốn cùng công ty xây dựng và đưa ra các giải pháp phát triển nhận thức xã hội.

Hơn một nửa Thế hệ Gen Z có chung một mong muốn thay đổi công việc theo hướng có những tác động nhất định đến xã hội. Đa số cho biết họ sẽ không muốn làm việc với những công ty không có cùng quan điểm về các vấn đề môi trường và xã hội. Điều này là do Gen Z có tinh thần mong muốn có thể kinh doanh với mục nên sự khác biệt, thay vì theo đuổi thành công về tài chính.

Đối với Gen Z, tiền chỉ là một công cụ và mục tiêu để xác định được vị thế cá nhân. Do đó, Gen Z nói chung không chọn “khổ trước sướng sau”, mà chọn “hạnh phúc và đau khổ song hành”, tức là nhu cầu kiếm tiền, sử dụng tiền và tận hưởng cuộc sống song song với nhau. Và họ luôn giữ cho mình tâm niệm “Ta chỉ sống một lần trên đời.