ĐỜI SỐNG

Gen Z và trào lưu nhờ huấn luyện cuộc đời tại Trung Quốc

Bá Phúc • 11-11-2023 • Lượt xem: 1136
Gen Z  và trào lưu nhờ huấn luyện cuộc đời tại Trung Quốc

Dựa vào tình hình hiện nay, lứa tuổi Gen Z không chỉ thường xuyên tìm đến bác sĩ để điều trị tâm lý sau những áp lực từ deadline học tập, công việc, mà nghiêm trọng hơn, họ còn cần cả người huấn luyện, định hướng lại cuộc đời của mình.

Phong trào nghề huấn luyện cuộc sống

Ở Trung Quốc vài năm về trước, nghề huấn luyện cuộc sống (có tên tiếng Anh life coaching) vốn là một trong những ngành công nghiệp nhỏ chịu ít nhiều tai tiếng, hoài nghi từ dư luận. Nhưng trước tình hình phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hiện đại, nghề huấn luyện cuộc sống trong phút chốc đã trở thành xu hướng ăn nên làm ra, nhất là đối với lứa tuổi Gen Z.

Phỏng vấn một người từng tham gia khóa học huấn luyện cuộc sống, Zhao Xinli cho biết, khoảng thời gian trước khi tốt nghiệp, cô luôn có cảm giác bối rối, bất an trong người khi phải nghĩ về kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai.

Zhao Xinli chia sẻ, khoảnh khắc còn là sinh viên chuyên ngành lịch sử, cô đã không ít lần do dự khi phải đưa ra một quyết định khó khăn từ lời mời làm công việc không liên quan đến chuyên ngành của mình. Dù vậy, Zhao Xinli vẫn quyết định làm công việc trái ngành với đam mê nhưng đổi lại, nó đem lại cho cô kiến thức về thị trường đang cạnh tranh hiện nay. Cô cho biết, nếu bản thân lúc đó do dự và chờ đợi một công việc đáp ứng đúng ngành nghề  thì cô đã bỏ lỡ cơ hội phát triển bản thân, và có thể gây một lỗ hổng lớn cho chính cuộc đời của mình.

Chia sẻ với tờ báo Sixth Tone, cô gái trẻ 22 tuổi, khi nhận được lời mời làm việc, cô đã rất đắn đo, không biết phải quyết định ra sao, phải làm gì và rất sợ mắc phải sự lựa chọn sai lầm. Do đó, cô đã tìm đến các bạn cùng lớp, giáo viên và tham khảo ý kiến, xin lời khuyên trên hầu hết các trang web, mạng xã hội nhưng cuối cùng vẫn không tìm được lời khuyên nào phù hợp. Một vài ngày sau đó, trong lúc lướt ứng dụng mạng xã hội Xiaohongshu, Zhao vô tình nhìn thấy quảng cáo dịch vụ huấn luyện cuộc đời. 

Lần đầu tiên nghe thấy cùng với trí tò mò, Zhao đã đăng ký thử một buổi tư vấn và đó là thời điểm giúp cuộc đời cô bước sang một trang mới. Theo cô, những huấn luyện viên trong khóa học không đưa ra lời khuyên trực tiếp mà họ chỉ gợi ý, cho cô thấy đa góc nhìn sâu sắc và thúc đẩy cô đưa ra quyết định nhận lời mời công việc trước đó và tập trung tuyệt đối vào việc để tạo nên thành công. 

Sau khóa học, Zhao nhận ra bản thân không nên cố định vào ý nghĩ sự nghiệp lý tưởng, mà thay vào đó việc đầu tiên cô cần là hướng đến góc nhìn tích cực, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và khám phá điểm mạnh của bản thân. Tất cả với cùng một mục đích là giúp cô chuẩn bị tốt cho công việc hướng đến trong tương lai.

Cô Zhao Xinli cho biết, những khái niệm của các huấn luyện viên cuộc đời đã và đang làm thay đổi hàng triệu sinh viên tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào cuộc đời khắc nghiệt trong trạng thái, suy nghĩ vô cùng tích cực.

Giới Gen Z tin rằng các huấn luyện viên cuộc đời có thể làm thay đổi cuộc đời và cho họ những suy nghĩ tích cực.

Huấn luyện viên cuộc đời không ngang bằng với bác sĩ tâm lý

Tuy nhiên, vai trò của các huấn luyện viên cuộc đời không phải lúc nào cũng có thể thuyết phục được mọi người. Theo tờ báo Sixth Tone nhấn mạnh, ngành nghề công nghiệp huấn luyện này vẫn chưa đủ kinh nghiệm khi những quy định đặt ra quá lỏng lẻo, đa số huấn luyện viên thiếu kinh nghiệm và không nắm được nhu cầu, khả năng tư vấn, thuyết phục khách hàng, …

Zeng Jiaqi, 25 tuổi, sống tại Bắc Kinh chia sẻ, bản thân từng muốn tìm lời khuyên để phát triển sự nghiệp, nhưng cô đã vô cùng thất vọng khi trải nghiệm khóa học với huấn luyện viên cuộc đời của mình. Zeng bức xúc khi cảm thấy vị huấn luyện viên không đủ khả năng hướng dẫn thực tế và bám sát vào những điều cô kỳ vọng. 

Không phải huấn luyện viên cuộc đời nào cũng có kinh nghiệm và kỹ năng bám sát thực tế.

Một huấn luyện viên cuộc sống tên Scarlett Huo cho biết, hầu hết khách hàng của cô đều ở độ tuổi từ 25 đến 30 và có chung xu hướng là cảm thấy bối rối so với các thế hệ đi trước về tư duy và hướng phát triển sự nghiệp. Đa phần họ mang một tâm lý làm việc đối phó và phải gồng mình, hoang mang trước hàng loạt lời khuyên nghề nghiệp khó hiểu đầy rẫy trên các diễn đàn mạng xã hội.

Huo cho biết thêm, hiện nay có nhiều khách hàng trẻ đang bị ám ảnh bởi suy nghĩ phải độc lập tài chính ở tuổi 35 theo phong trào Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm đang lan truyền trên mạng xã hội. 

Từ đó, cô Huo đưa ra nhận định theo góc nhìn cá nhân, việc người trẻ đặt ra việc muốn nghỉ hưu sớm mà không đặt ra mục tiêu phát triển cho bản thân rõ ràng sẽ khó đạt được kết quả tốt. Bên cạnh đó, sẽ khiến họ cảm thấy thất vọng, nản chí.