ĐỜI SỐNG

'Gia tộc ánh trăng' gia nhập nhiều người trẻ... hết tiền ở Trung Quốc

Uyên Nhân (Tổng hợp) • 27-10-2023 • Lượt xem: 1638
'Gia tộc ánh trăng' gia nhập nhiều người trẻ... hết tiền ở Trung Quốc

Hiện nay có rất nhiều người trẻ ở Trung Quốc thường xuyên rơi vào tình trạng chưa tới tháng lĩnh lương đã tiêu hết tiền. Đây không còn là tình trạng hiếm hoi chỉ xảy ra ở một số người mà đa phần ở giới trẻ Trung Quốc. Anh Zuu cho biết: "Tính ra một tháng tôi kiếm được rất nhiều tiền nhưng không hiểu sao cứ đến những ngày gần cuối tháng thì tiền đi đâu hết”.

Hiện nay ở Trung Quốc người ta gọi thế hệ những người thường xuyên tiêu hết tiền khi chưa hết tháng gọi là gia tộc ánh trăng để ám chỉ những người còn trẻ và độc thân. 

Nếu như thế hệ cha ông trước đó người ta chi tiêu tằn tiệm và luôn luôn có tiền tiết kiệm thì ngày nay đã khác. Từ những báo cáo của một số địa phương cho biết các thanh niên độc thân ở những vùng như Quảng Châu, Thẩm Quyến, Thượng Hải... chiếm khoảng 40% và họ đều đang sống bằng thu nhập chính là tiền lương.

“Thu nhập chính hiện tại của tôi chính là mức lương hàng tháng và nhiều khi tôi cảm thấy rất lo lắng khi mình không có một khoản tiền tiết kiệm nào cả, ví dụ xảy ra các tình huống rủi ro như tai nạn, bệnh tật thì không biết trông cậy vào đâu”.  Chị Zung ở Bắc Kinh cho biết.

 Suy nghĩ này là suy nghĩ chung của rất nhiều người trẻ tại Trung Quốc hiện nay. Gia tộc ánh trăng nói về những người trẻ như thế này ngày càng gia nhập thêm nhiều thành viên. 

Nếu như bạn làm việc trong ngành dịch vụ, một tháng các chi phí như đi lại, bảo hiểm, tiện ích sẽ chiếm của bạn khoảng 30.000 tệ, tương đương gần 1000 USD. Vànhư vậy bạn sẽ không tiết kiệm được bao nhiêu nữa, bởi vì theo chi phí ăn uống một ngày/ người phải tiêu khoảng 300 tệ.

Lối sống này còn bắt nguồn từ một tâm lý, mỗi người chỉ sống một lần, cho nên họ sẽ chi tiêu những gì mà bản thân thấy muốn và cần thiết. Đó cũng là lý do để tình trạng nhiều người trẻ xứ Trung bị “viêm màng túi” như hiện nay.

Rất nhiều người đã cay đắng nhận ra họ không thể tự nuôi sống bản thân khi gặp những biến cố bất ngờ. Những gì họ kiếm được trước đó đều đã chi tiêu vào những nhu cầu mua sắm, vui chơi ngoài kế hoạch và vượt quá khả năng chi trả.

Nhiều chuyên gia về tâm lý xứ này cho biết, “gia tộc ánh trăng” chính là sự phản ánh tâm lý vỡ mộng của những người trẻ về thời đại mà họ đang sống. Nó còn được thể hiện qua hai thuật ngữ như "bai lan" và "tang ping". Đây còn có thể là ở xu hướng đáng lo ngại của giới trẻ châu Á.  

Thay vì họ phải làm việc cả đời để nuôi sống cả nhà thì hiện nay họ chỉ cần sống một cuộc đời bình thường không còn phải quá lo xa về vật chất như trước đây. "Bai lan" chính là thái độ sống thờ ơ trước đời sống của người khác và của chính mình. 

Nhiều chuyên gia tâm lý ở Trung Quốc cũng cho thấy một sự chênh lệch giữa kỳ vọng và thực tế của hai thế hệ cha mẹ và những người trẻ hôm nay. Không phải cứ cha mẹ đạt được những thành tựu về sự nghiệp trong đời của họ thì con cái cũng có thể sẽ làm được như vậy. Thế hệ trẻ họ cảm thấy thờ ơ và có những mục tiêu cá nhân khác không còn bị lệ thuộc hay ảnh hưởng từ thế hệ cha mẹ của họ. Một người cho biết: “Tôi chỉ cần có đủ thực phẩm để ăn và vẫn còn sống, thế là đủ rồi”.