Thừa cân béo phì ở học sinh Việt Nam ngày càng gia tăng đang ở mức báo động cao. Tại trường học ở các nước phát triển trên thế giới đã có rất nhiều giải pháp hay mà Việt Nam cần tham khảo.
Hoa Kỳ là một trong những nước phát triển hàng đầu thế giới và là một trong những nước đầu tiên phải đối mặt với tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh. Theo thống kê thì Mỹ có hơn 12 triệu trẻ em bị béo phì và tốc độ tăng nhanh gây sốc hơn cả những con số. Kể từ năm 1980 tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học bị thừa cân đã tăng hơn gấp đôi và tỷ lệ béo phì ở thanh thiếu niên đã tăng hơn gấp ba lần.
Hình min họa - Internet
Béo phì có thể có tác động tâm lý tiêu cực đối với một đứa trẻ, cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cả trong thời kỳ thơ ấu và khi trẻ trưởng thành. Trường học đóng vai trò gì? Các trường công lập tại Mỹ đang làm gì để ngăn chặn vấn đề này?
Như chúng ta biết có rất nhiều yếu tố góp phần gây béo phì ở trẻ em và không phải tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của trẻ em. Vì vậy trường học sẽ là nơi có khả năng tạo ra tác động rất lớn góp phần giảm béo phì ở trẻ em.
Một số giải pháp mà trường học có thể giúp chống lại bệnh béo phì ở trẻ em đang được áp dụng tại các trường học ở Mỹ:
Thúc đẩy ăn uống lành mạnh và khuyến khích lựa chọn thực phẩm thông minh
Ngoài việc thực hiện những thay đổi đối với các bữa ăn do trường cung cấp, các trường học có thể cung cấp thực phẩm lành mạnh hơn trong căng tin và loại bỏ việc tiếp thị thực phẩm không lành mạnh. Ví dụ, máy bán hàng tự động nên dự trữ đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe thay vì nước ngọt và kẹo có đường và các đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao khác. Cung cấp nước uống miễn phí trong căng tin cho học sinh trong các bữa ăn ở trường. Tạo một chiến dịch quảng cáo để thúc đẩy việc tiêu thụ nước có thể nâng cao nhận thức của học sinh về nước như một lựa chọn đồ uống lành mạnh dành cho họ.
Khuyến khích hoạt động thường xuyên trong ngày
Theo tiêu chuẩn thì trẻ em cần ít nhất 60 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh. Thực tế thì phần lớn thời gian trong ngày của học sinh là ngồi sau bàn học. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động thể chất của học sinh. Dưới đây là một số chính sách và thực hành mà CDC và Tổ chức y tế thế giới khuyến nghị:
Ngoài giáo dục thể chất, học sinh tiểu học nên được nghỉ giải lao hàng ngày, lý tưởng nhất là trước bữa trưa hơn là sau đó.
Giáo dục trẻ em về dinh dưỡng và các khía cạnh khác của sức khỏe
Đa số trẻ em béo phì không hiểu các yếu tố góp phần gây ra tình trạng béo phì, cũng như không hiểu có thể làm gì để thay đổi tình trạng đó. Đây là lý do tại sao giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng là rất quan trọng và tại sao nó nên được đưa vào chương trình giáo dục sức khỏe của trường học. Các khái niệm về dinh dưỡng và sức khỏe cũng có thể được đưa vào các môn học chính khác trong lớp học.
Dưới đây là một số chủ đề nên được giảng dậy trong các lớp giáo dục sức khỏe học đường:
Giáo dục sức khỏe cũng quan trọng đối với học sinh như giáo dục các môn học chính. Vì vậy việc học tập của học sinh trong lĩnh vực này cũng được các trường theo dõi và báo cáo trên phiếu điểm của trường giống như các môn học chính vậy. Quan trọng nữa là các giáo viên được đào tạo liên tục về môn học dinh dưỡng và sức khỏe này để đảm bảo rằng họ luôn cập nhật các tiêu chuẩn mới nhất.
Theo dõi trọng lượng cơ thể và các chỉ số khác về sức khỏe và thể chất
Trường học sẽ thu thập dữ liệu cá nhân của học sinh dưới sự cho phép của phụ huynh. Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ cần được áp dụng cho bất kỳ chương trình đo chỉ số BMI nào:
Cha mẹ cần tham gia vào các biện pháp chống béo phì cho trẻ
Cha mẹ nên dạy con những thói quen lành mạnh trong mọi khía cạnh của cuộc sống bao gồm ăn, uống, hoạt động thể chất và ngủ nghỉ. Dưới đây là một số điều đơn giản bạn có thể làm để giúp con bạn phát triển những thói quen lành mạnh:
Trên khắp nước Mỹ, các nhà nghiên cứu và bác sĩ y tế học đường đã thành công trong việc thực hiện các sáng kiến ngăn ngừa bệnh béo phì ở trường học, tạo ra môi trường lành mạnh hơn cho học sinh. Tại Việt Nam học sinh thừa cân béo phì tại TP.HCM tăng từ 21,9% (năm 2009) lên 43,7% (năm 2019). Tỉ lệ học sinh TP.HCM thừa cân béo phì cao hơn hai lần so với cả nước. Việt Nam cũng đang gấp rút nghiên cứu để đưa ra các giải pháp giúp làm giảm tình trạng béo phì học đường.