ĐỜI SỐNG

Giữ trọn 'tinh hoa' của yến sào khi chưng bằng cách nào?

Hạ Vũ • 23-08-2022 • Lượt xem: 962
Giữ trọn 'tinh hoa' của yến sào khi chưng bằng cách nào?

Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, phục hồi tế bào tổn thương, chống lão hóa, tăng cường chức năng sinh lý. Tuy nhiên, cách chưng yến sào như thế nào để giữ trọn dinh dưỡng mà không làm mất đi hương vị thanh tao của yến thì không phải ai cũng biết.

Vì sao yến chưng lại hỗ trợ sức khỏe dồi dào cho người ốm và người già?

Những người vừa ốm dậy hoặc bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, do thời gian điều trị bệnh nên trạng thái cơ thể không tốt chắc chắn sẽ không thể ăn uống đủ chất dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng là điều không thể tránh khỏi. Chưa kể nhiều trường hợp bệnh nhân trong lúc chữa bệnh phải ăn kiêng rất nhiều thứ. Vì vậy, yến chưng là sự lựa chọn hàng đầu để nâng cao thể trạng sau thời gian ngắn. Các acid amin có vai trò đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và hình thành các tế bào mới, đặc biêt là các tế bào sụn và máu – isoleucine giúp điều tiết lượng đường trong máu, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời cũng giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi và cải thiện trí nhớ.

Yến chưng có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe mọi người. Tuy nhiên có hai thời điểm tốt nhất để dùng yến chưng:

+ Buổi sáng khi cơ thể đang đói các chất dinh dưỡng có trong yến sào có thể dễ dàng được hấp thu. Ăn thời điểm này giúp bạn nạp đủ năng lương cho ngày làm việc hiệu quả.

+ Ăn yến vào buổi tối, 30-45 phút trước khi đi ngủ. Đây là thời điểm cơ thể được nghỉ ngơi và có điều kiện hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong tổ yến.

Gần đây, khi nghiên cứu các tác dụng của yến sào trong trường hợp bị nhiễm các chất độc hại, các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sụt cân, phục hồi sức khỏe mạnh, ổn định các chỉ tiêu hóa học, hổ trợ điều trị ung thu máu. Ngoài ra, yến sào cũng dùng trong việc điều trị HIV/AIDS vì phát hiện trong yến sào có một số chất sinh học kích thích sinh trưởng bạch cầu tế bào ngoại biên.

Chính vì những giá trị sức khỏe như trên đã nói mà tổ yến - một trong những dòng bát trân ẩm thực cung đình được xem là cải lão hoàn đồng, là món ăn bổ dưỡng giúp ngủ ngon, làm đẹp da và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Yến sào - giữ thanh xuân, nâng sức khỏe. Người dùng có thể mua yến đã chưng sẵn để tiết kiệm thời gian và hơn cả là đảm bảo được toàn bộ giá trị dinh dưỡng của yến.

Chưng yến thế nào để chuẩn vị?

Nếu bạn không sở hữu nồi chưng chuyên dụng thì vẫn có thể thưởng thức món ăn thiên phú này bằng bếp gas qua cách chưng truyền thống và đơn giản nhất với đường phèn và hạt sen.

Cho yến tổ đã làm sạch hoặc yến tinh chế vào thố thủy tinh rộng hơn so với lượng yến chuẩn bị chưng, vì tổ yến sẽ nở ra khoảng 6 - 7 lần sau khi chưng.

Hạt sen sau khi đã luộc chín mềm ngâm lại với nước ấm trong 10 phút thì cho thêm vào thố chưng chung với tổ yến. Có thể cho thêm ít gừng đã thái thành sợi để khử mùi tanh của yến tổ.

Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn yến để bồi bổ sức khỏe

Lượng nước khi chưng cao khoảng ¼ thố yến là vừa. Mở lửa lớn vừa đủ cho đến khi nước sôi thì mở lửa nhỏ tiếp tục chưng từ 20 - 30 phút. Đây là cách nếu bếp nhà mình không thể đo và điều chỉnh được nhiệt độ ở mức dưới 80 độ C và không chưng quá 30 phút để lưu giữ trọn vẹn hơn các dưỡng chất có trong tổ yến.

Đường phèn giã nhuyễn nấu với chén nước lọc cho tan – bỏ vào ở giai đoạn cuối cùng hoặc khi tắt lửa, cách làm này giúp cho hương vị thố yến chưng sẽ đậm đà và thanh tao.

Có thể thưởng thức thố yến ngay sau khi chưng hoặc bảo quản ngăn mát tủ lạnh sử dụng dần trong 1 - 2 ngày.

Người tuổi càng cao thì hệ miễn dịch càng suy kém, các tế bào chết đi càng nhiều. Nên dùng yến không chỉ thúc đẩy sự tái tạo, tăng sinh tế bào mới. Các acid amin có trong yến sào đóng vai trò giúp duy trì thể chất sức khỏe và tinh thần, chống lão hóa và tăng cường tuổi thọ.