Ngày nay đối mặt với nhiều công việc bộn bề, cha mẹ thường có rất ít thời gian để chơi với con. Mỗi lúc con rảnh thường đưa điện thoại cho con xem. Chính vì nguyên nhân này dẫn đến con trẻ bị nghiện và ngày càng lệ thuộc vào điện thoại. Vậy liệu có cách nào để giúp trẻ thoát khỏi cảnh này?
Tác hại mang lại khi dùng điện thoại nhiều
Trẻ em đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào cha mẹ, vì thế hãy trò chuyện một cách thân mật, giải thích cặn kẽ những tác hại mà điện thoại có thể mang đến cho trẻ như:
+ Các bệnh về mắt: Khi xem điện thoại nhiều làm mắt bị mỏi, nhức mắt và khô rát, từ đó sẽ dẫn đến cận thị và các bệnh khác về mắt.
+ Nhiễm vi khuẩn: Do thói quen xấu dùng điện thoại ngay sau khi ăn dẫn đến việc thức ăn bám vào điện thoại lâu dần vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển, điều này sẽ dẫn đến nhiều mầm bệnh sẽ xuất hiện. Khi con nhỏ vô tình dùng chung điện thoại sẽ bị nhiễm bệnh. Một số bệnh thường gặp như: nhiễm khuẩn ecoli, viêm gan A, streptococcus, salmonella, shigella,…
+ Thoái hóa thần kinh, cong vẹo cột sống: Khi dùng điện thoại nhiều các chất bức xạ phát ra rất nhiều ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Ngoài ra việc ngồi không đúng tư thế dẫn đến cong vẹo cột sống. Bên cạnh đó dùng nhiều điện thoại sẽ gây ra các bệnh liên quan đến khớp ngón tay: viêm khớp, viêm gân lâu ngày sẽ thoái hóa khớp tay.
+ Giảm khả năng tập trung: Khi sóng điện thoại thâm nhập vào não bộ của bé sẽ làm mất dần khả năng tập trung, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và làm việc sau này của con nhỏ.
+ Phát triển các khối u và ung thư: Theo WHO phân tích thì bức xạ trong điện thoại có thể gây ra ung thư cho con người, trong đó trẻ em có khả năng hấp thụ cao hơn 60% so với người trưởng thành. Ngoài ra nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khối u phát triển, đặc biệt là ở tai và não của bé.
Cha mẹ cần làm gương cho trẻ nhỏ noi theo
Trẻ nhỏ không tự dưng bị nghiện điện thoại bởi cha mẹ hay lệ thuộc vào điện thoại mỗi lúc rảnh tay. Đây là một thói quen xấu phụ huynh cần phải thay đổi để làm gương cho con. Vì thế, các bạn nên dành nhiều thời gian hơn nữa để chơi cùng con của mình.
Để thay đổi thói quen cho trẻ, cha mẹ tránh việc thu hồi điện thoại đột ngột và tránh buông những lời trách mắng trẻ vì điều này khiến trẻ bị tổn thương và ức chế khi đồ chơi của mình tự dưng bị tước đoạt. Cha mẹ hãy nhẹ nhàng, cẩn trọng, kiên nhẫn và giảm sự chú ý về chiếc điện thoại. Dần dần tạo cho trẻ thói quen không lệ thuộc vào điện thoại.
Đàm phán thời gian cho phép dùng điện thoại
Phụ huynh nên đàm phán với con nhỏ để đưa ra quy định về thời gian được phép sử dụng điện thoại. Việc đàm phán giúp cho con nhỏ tự đưa ra thời gian và giúp con có kỷ luật hơn với bản thân. Duy trì và giảm dần thời lượng vào những ngày tiếp theo và cần phải giải thích cho con trẻ hiểu vì sao phải giảm thời lượng xem điện thoại. Từng bước hình thành thói quen cho con trẻ không bị lệ thuộc vào điện thoại.
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn với con nhỏ
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ nhỏ được ở cạnh bố mẹ thì khỏe mạnh, nhưng khi được chơi cùng bố mẹ thì càng tăng chỉ số thông minh (IQ) hơn so với các bạn không được phụ huynh đồng hành. Một số hoạt động phụ huynh có thể áp dụng như:
+ Chia sẻ với con: Khi bé gặp một vấn đề gì bé không biết xử lý như thế nào thì cha mẹ phải gợi ý, dẫn lối để tạo ra tư duy suy nghĩ cho bé, hướng bé đến cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất. Sau khi bé hoàn thành xong, cha mẹ nên đưa ra thêm nhiều lựa chọn khác cũng có thể giải quyết vấn đề bé gặp phải. Từ đó dần dần hình thành cho bé có cái nhìn đa chiều, có nhiều cách thực hiện và lựa chọn cách tối ưu nhất. Để làm được điều này cha mẹ cần dành thời gian để quan sát, chú ý con nhỏ và phát hiện được khi nào bé rơi vào tình trạng cần sự tương trợ từ phụ huynh.
+ Cùng con đi tản bộ: Đi bộ quanh sân trước khi đi ngủ là một hình thức thư giãn, trong thời gian đi bộ trẻ nhỏ sẽ có thể tâm sự cùng bố mẹ về những vấn đề con gặp phải. Đây là một khoảng thời gian vô cùng quý giá để bạn có thể chia sẻ cùng con nhỏ.
+ Cùng con sửa chữa đồ đạc trong gia đình: Khi có một vật gì đó bị hỏng bạn hãy cùng con sửa chữa chúng. Đây là lúc bạn có thể dạy con cách tự tay sửa chữa đồ đạc trong gia đình bị hỏng mà không cần phải mang ra tiệm hay thợ. Giúp con nhỏ hình thành thói quen sửa chữa một số vật dụng hư hỏng nhẹ trong nhà khiến trẻ yêu quý, trân trọng những đồ đạc bên cạnh mình.
+ Đọc sách trước khi đi ngủ: Mỗi tối hãy cùng con nhỏ ngồi nghiêm túc đọc vài trang sách. Điều này giúp tạo thói quen tốt cho con và đồng thời thêm thức ăn tinh thần giúp con nhỏ tăng thêm kiến thức và có một thái độ nghiêm túc với mọi việc mình làm.
+ Nấu ăn cùng con: Vào những ngày cuối tuần bạn hãy cùng con nhỏ đi chợ, chọn những vật liệu có lợi cho sức khỏe, đồng thời cũng dạy bé cách chọn nguyên vật liệu phục vụ cho món ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tránh tình trạng béo phì. Sau đó phân công và hướng dẫn con các việc phù hợp với lứa tuổi của con: nhặt rau, rửa rau, bóc tỏi, lột trứng,... Từ đó cha mẹ hướng dẫn con cách chế biến những món ăn giàu dinh dưỡng. Sau cùng là cùng con và gia đình thưởng thức thành quả mà bạn cùng con thực hiện.
+ Tuyên dương: Khi con nhỏ làm được một việc tốt, có ý nghĩa hay có một sáng kiến có thể giúp ít thì bạn nên tuyên dương con, khen con bằng tất cả tình yêu thương. Khi con vấp phải một sai lầm nào đó, phụ huynh cần bình tĩnh tránh làm tổn thương đến con nhỏ và phải chỉ rõ chỗ con sai phạm, đồng thời đưa ra cho con các giải quyết khi gặp tình huống tương tự. Điều này giúp con có thêm bài học để hoàn thiện bản thân.