GIẢI TRÍ

Hiểu sao cho đúng về phong cách thời trang giới trẻ hôm nay, đặc biệt là ở Gen Z

JL • 29-05-2023 • Lượt xem: 695
Hiểu sao cho đúng về phong cách thời trang giới trẻ hôm nay, đặc biệt là ở Gen Z

Chắc không ít lần bạn lướt TikTok và xem được vài ba clip với tiêu đề là “Cách phối đồ sao cho trở thành một Soft boy chính hiệu” hoặc “Những phụ kiện không thể thiếu để trở thành một Bad boy”. Những clip trên chỉ mang tính chất giải trí nhưng nó sẽ là một hệ luỵ xấu nếu hiểu nó theo một định nghĩa đây là phong cách thời trang của giới trẻ.

Tính cách và văn hóa chứ không phải phong cách và thời trang

Theo Urban Dictionary định nghĩa Soft, Bad đều là những tính từ dùng để miêu tả tính cách con người hơn là một phong cách thời trang, chẳng hạn như Soft boy chỉ những người ít nam tính hơn được mô tả là "dễ thương" dựa trên đặc điểm tính cách mềm mại hoặc sự dịu dàng của họ. 

Còn Hiphop là cả một nền văn hóa xuất phát từ cộng đồng Mỹ Phi, Mỹ Latinh ở New York, trong đó có 4 nhóm chính là đọc Rap, đánh DJ, nhảy Break dance và vẽ Graffiti. Đây là một nền văn hóa đã đi sâu vào máu của từng cá nhân trong cộng đồng này và những thể loại trên có thể xem là các hoạt động giải trí mà bản thân họ làm hàng ngày. Vì vậy nên trang phục mà họ mặc là cách để thể hiện bản sắc văn hóa riêng hoặc chỉ đơn giản hơn là để thoải mái trong việc giải trí. Tất nhiên họ không phải là nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp. 

Nhưng theo những Fashionista tự xưng và những người tự cho mình quyền ảnh hưởng đến thời trang với kiến thức "ba xu" trên mạng xã hội, nơi phần lớn là các bạn Gen Z theo dõi, nó lại mang một hàm ý là phong cách thời trang. Một phong cách nếu bạn muốn hóa thân vào thì bạn phải phối đồ giống như họ và những món đồ xuất hiện trên clip đều mang tính chất thương mại và quảng cáo. Đương nhiên điều này sẽ đi ngược lại với bản chất tính cách và con người của bạn, nếu như bạn không thực sự trong cộng đồng Hiphop hay mang một tính cách mềm mại như Soft boy.

Một người chơi thể loại nhạc Rap trong cộng đồng dù họ có mặc một chiếc sơ mi đóng thùng kết hợp với một chiếc áo Sweater và đôi giày trắng trông có vẻ thư sinh thì họ vẫn sẽ tỏa ra thần thái của một Rapper. Điều này khó có thể giải thích, vì nó thông qua cử chỉ, lời nói và hành động hoặc thông qua cảm nhận của mọi người xung quanh.

Vì vậy việc bạn đang cố gắng để theo đuổi một phong cách nhằm đổi mới bản thân là điều không xấu, nhưng việc hiểu sai ý nghĩa của trang phục và áp đặt lối suy nghĩ đó lên người khác thì vô tình người bị “xấu hổ” và “thiếu hiểu biết” là bạn. 

“Kẻ hủy diệt” hàng tá các thể loại phong cách thời trang trên mạng xã hội 

Câu chuyện về một Fashion Blogger sinh năm 1992, tuy rằng có khoảng thời gian sang Úc du học về kinh doanh nhưng khi về Việt Nam với tấm bằng MBA, anh đã không ngần ngại chuyển mình qua ngành thời trang với góc nhìn thương mại của bản thân. Trên Facebook cá nhân của mình, anh tự gọi mình là "Kẻ ngoại đạo" và xây dựng một loạt nội dung mang tên “Phiếm thời trang” với mục đích review những bộ sưu tập của nhiều mùa thời trang đã qua thuộc các nhà thiết kế lớn trên thế giới. Ngoài ra, anh có những nội dung bình luận liên quan đến tình trạng Fashionista với kiến thức dẫn tới sự hoài nghi.

Với những nội dung này anh đã lên tiếng gay gắt về việc các kiến thức được truyền tải sai đến cho đại đa số người xem là Gen Z, chẳng hạn như cả nền văn hóa Hiphop được một số nhà sáng tạo nội dung trẻ trên mạng xã hội đem ra như những bộ trang phục và cần phải phối chúng sao cho như một Hiphop boy hay Y2K chỉ đơn giản là áo croptop với quần jeans dài. Tuy nhiên, sau những clip bình luận trên anh cũng đã cung cấp thông tin với nội dung chuẩn xác dựa theo những gì anh được học, được làm việc và kinh nghiệm đến nhiều người xem.