ĐỜI SỐNG

Hội chứng cô lập xã hội cực đoan Hikikomori lan rộng ở Nhật Bản

Hạ Vũ • 30-01-2023 • Lượt xem: 2348
Hội chứng cô lập xã hội cực đoan Hikikomori lan rộng ở Nhật Bản

Tại Nhật Bản, hiện tượng cô lập đang là vấn đề lớn của xã hội hiện tại. Theo thống kê, hiện tượng trên thường rơi vào nhóm dân số trung niên. Nhưng hiện tại, nó đang có dấu hiệu di tản sang nhóm dân số thanh thiếu niên.

Nhìn qua thống kê giữa nhóm đàn ông cao tuổi sống một mình tại Nhật Bản, thì kết quả cho biết có hơn 15% là thường xuyên không muốn nói chuyện với bất kỳ ai. Và có đến hơn 30% là mất niềm tin hoặc không có ai đáng tin trong cuộc sống. Tất cả được gọi chung là hội chứng Hikikomori, hay còn biết đến là ẩn sĩ thời hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ cũng như đặt ra nhiều thách thức đặc biệt đối với xã hội Nhật Bản.

Hội chứng Hikikomori là gì?

Xuất phát từ những năm 90, hội chứng Hikikomori có nghĩa là thu mình vào trong hoặc bị giam hãm. Nói cách khác, nó là sự thu hẹp, đóng cửa lòng và không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và ở thời điểm đó, tại Nhật Bản đã phát hiện ra một số lượng lớn thanh thiếu niên hầu như không có bất kỳ mối quan hệ gắn kết với xã hội nào, trừ việc lưu giữ số điện thoại liên lạc với gia đình. Hội chứng này càng đặc biệt hơn, khi số lượng thanh thiếu niên gặp phải, không đơn thuần là người hướng nội, mà còn là người đang trong tình trạng bị cô lập xã hội cực độ.

Theo một số cuộc khảo sát đối với thanh thiếu niên Nhật Bản mắc hội chứng Hikikomori, họ cho biết bản thân luôn trong tình trạng đau khổ và lo lắng, thậm chỉ nghĩ tới việc từ bỏ cuộc sống, dù cho tâm lý ở mức khá ổn. Ngoài ra, họ cho biết hầu như chỉ ở trong nhà mỗi ngày. Theo sự nghiên cứu của một số nhà khoa học, vấn đề này không chỉ là một dạng tâm lý xã hội, mà đây còn là một dạng tình trạng bệnh lý đặc biệt.

Hội chứng Hikikomori không chỉ xảy ra đối với người hướng nội, mà còn ở những người đang trong tình trạng bi quan với cuộc sống (Hình ảnh: Internet)

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Hikikomori

Vào năm 2010, tỷ lệ thanh thiếu niên mắc phải tình trạng Hikikomori là khoảng 1,2% dân số Nhật Bản. Hội chứng cô lập không những ảnh hưởng nhiều đến những trải nghiệm, thất bại trong học tập mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến gia đình, đặc biệt là đối với những người thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu.

Mặc khác, nhiều trường hợp Hikikomori xuất hiện ở những người trẻ đã trải qua thời thơ ấu cực đoan, đau thương. Ngoài ra, sự phấn đấu vì thành tích hay chạy theo kỳ vọng quá cao từ gia đình cũng là những yếu tố thúc đẩy, góp phần cho sự phát triển tình trạng Hikikomori ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Hội chứng Hikikomori ở Nhật Bản có liên hệ phổ biến đến những thay đổi về sự phá vỡ kết nối xã hội với sự suy đồi trong cộng đồng; sự thúc đẩy nhanh chóng của quá trình đô thị hóa và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, khiến cho lứa tuổi thanh thiếu niên dễ bị tách rời hoặc cảm thấy trống rỗng, lạc lõng trong chính xã hội.

Hội chứng Hikikomori ở Nhật Bản đang khiến cho các thanh thiếu niên Nhật Bản cảm thấy lạc lõng trong xã hội (Hình ảnh: Internet)

Tóm lại, theo các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng hội chứng Hikikomori xuất phát từ các yếu tố nội tâm như lòng tự trọng, khó khăn trong kiểm soát cảm xúc, tần số rung động, … có tính rủi ro cao so với các yếu tố thiên về cá nhân như các mối quan hệ gia đình, đồng lứa hoặc xã hội.