ĐỜI SỐNG

Hồng Kông lên kế hoạch cấm hải sản Nhật Bản, loạt nhà hàng 'điêu đứng' 

Hoài Nhung • 18-07-2023 • Lượt xem: 954
Hồng Kông lên kế hoạch cấm hải sản Nhật Bản, loạt nhà hàng 'điêu đứng' 

Hồng Kông (Trung Quốc) hiện đang lên kế hoạch cấm hải sản Nhật Bản nếu nước này xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi ra biển.

Mới đây, chính quyền Hồng Kông cho biết họ sẽ cấm nhập khẩu hải sản từ 10 quận của Nhật Bản nếu nước này thúc đẩy kế hoạch xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ Fukushima ra biển. Theo thông tin được biết, lượng nước dùng làm mát nhiên liệu hạt nhân nóng chảy tại Nhà máy điện Fukushima Daiichi có lẫn nước mưa và nước ngầm. Trước khi xả ra biển, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch pha loãng nước, xử lý để giảm nồng độ triti theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về chất lượng nước uống. Tuy kế hoạch xả nước đã được IAEA phê duyệt nhưng Nhật Bản vướng phải sự phản đối của các đối tác trong lẫn ngoài nước vì vấn đề an toàn thực phẩm. 


Hồng Kông tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản nếu nước này xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý ra biển. 

Ngay sau khi thông tin này được lan rộng, phía Hồng Kông, thị trường xuất khẩu nông hải sản lớn thứ hai của Nhật Bản đã có những động thái gây bất ngờ. Cụ thể, Lý Gia Siêu - Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong cho biết, ông đã yêu cầu cơ quan Môi trường và Sinh thái Hồng Kông lên kế hoạch "hành động quyết đoán" về việc cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản và sẽ thông báo tới công chúng sớm nhất. Lệnh cấm sẽ bao gồm tất cả "các sản phẩm sống, đông lạnh, làm lạnh và sấy khô hoặc những sản phẩm được bảo quản theo những cách khác" cũng như muối biển lẫn rong biển. Động thái này diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Bắc Kinh tuyên bố lệnh cấm tương tự đối với xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản sang Trung Quốc đại lục, với lý do lo ngại nhiễm phóng xạ. 

Nếu lệnh cấm có hiệu lực thì Nhật Bản sẽ đối mặt với sự khủng hoảng trầm trọng về hải sản. Không những vậy, hàng loạt nhà hàng Nhật Bản (hơn 2000 nhà hàng) ở Hồng Kông sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa khi không tìm được nguồn cung phù hợp. Theo chính phủ Nhật Bản, Hồng Kông đã mua thủy sản trị giá 75,5 tỷ yên (536 triệu USD) từ Nhật Bản vào năm 2022, trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Nhật Bản sau Trung Quốc đại lục.


John Tse Chun-chung - người đứng đầu phòng quan hệ công chúng của cảnh sát Hong Kong và các quan chức khác đã có buổi gặp gỡ với tổng lãnh sự Nhật Bản trước khi công bố lệnh cấm. Trong buổi gặp gỡ, phía Nhật Bản cho biết họ đã "yêu cầu mạnh mẽ rằng không nên thực hiện các lệnh cấm" và kêu gọi các quan chức Hồng Kông làm việc "dựa trên sự thật khoa học".

Không chỉ có Hồng Kông mà một số nước láng giềng của Nhật Bản, bao gồm cả Hàn Quốc, cũng đang bày tỏ sự lo ngại về an toàn của thực phẩm xuất khẩu của nước này mặc dù Tokyo và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã đảm bảo rằng việc xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý sẽ an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu. "Nếu nhà chức trách Nhật Bản có đủ tự tin trong việc xử lý nước thải, họ nên tìm cách sử dụng phù hợp cho mục đích sinh hoạt thay vì thải ra biển. Đừng quên: Nếu họ mắc phải một số sai lầm hoặc sai sót, thì loại nước có độ phóng xạ cao này có thể gây ra tác động to lớn đối với an toàn thực phẩm khi nó xâm nhập vào sinh quyển của đại dương", ông Tse tuyến bố trong một cuộc họp báo. 


Trong báo cáo, Grossi, người đứng đầu IAEA cho biết xả nước thải đã qua xử lý ra biển sẽ có "tác động phóng xạ không đáng kể đối với con người và môi trường". 

Hiện tại, IAEA đang có cuộc thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp trấn án các quốc gia về kế hoạch cấm hải sản. Đồng thời, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cũng khẳng định toàn bộ kế hoach xả nước là an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với những gì các nhà máy hạt nhân làm trên khắp thế giới, bao gồm cả những nhà máy ở Hoa Kỳ. Nước thải phóng xạ sẽ được pha loãng ở mức độ cao và thải dần ra Thái Bình Dương trong nhiều năm. Đầu tháng này, người đứng đầu IAEA, ông Rafael Grossi, đã đến thăm Nhật Bản và trình bày báo cáo cuối cùng của cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hợp Quốc.


Khung cảnh đông đúc bên ngoài một nhà hàng sushi ở khu mua sắm nhộn nhịp Causeway Bay của Hồng Kông. Thực khách Sandy Yu cho biết cô chi tới 3.000 HKD (385 USD) mỗi tháng cho sushi và sashimi và lo sợ lệnh cấm có thể đẩy giá lên cao. "Chúng tôi vẫn có thể mua được các bữa ăn kiểu Nhật nếu giá cả tăng trong khoảng 20% đến 30%" cô nói.

Đại diện của chính phủ Hong Kong cho biết sau khi nghiên cứu báo cáo của IAEA thì "không có gì đảm bảo" hệ thống thanh lọc có thể hoạt động liên tục và hiệu quả trong thời gian dài cũng như kế hoạch của Nhật Bản sẽ không gây ra rủi ro tiềm ẩn đối với an toàn thực phẩm và hệ sinh thái biển. Đồng thời, họ cho biết 10 tỉnh đối mặt với lệnh cấm hải sản là Tokyo, Fukushima, Chiba, Tochigi, Ibaraki, Gumma, Miyagi, Niigata, Nagano và Saitama. Các hạn chế hiện có của Hồng Kông đối với trái cây, các sản phẩm từ sữa và thịt từ Fukushima và bốn quận lân cận vẫn được giữ nguyên. 

Nguồn: edition.cnn.com