ĐỜI SỐNG

Khi bị sốt xuất huyết, tắm như thế nào cho đúng

Nhân Nhân • 28-11-2022 • Lượt xem: 280
Khi bị sốt xuất huyết, tắm như thế nào cho đúng

Nhiều người thắc mắc là khi bị sốt xuất huyết thì có nên tắm hay không? Nếu tắm, tắm sao cho đúng?

Xưa nay, bệnh sốt xuất huyết không thể lơ là vì nó có tỷ lệ tử vong khá cao. Khi một người bị sốt xuất huyết, cần có các phương pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể cẩn thận để tránh những di chứng và hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Vấn đề tắm khi bị sốt xuất huyết là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây chỉ ra những cách thức quan trọng.

Sốt xuất huyết nhẹ và việc có nên tắm

Sốt hay sốt xuất huyết sẽ mang tới cảm giác khó chịu, mệt mỏi, bứt rứt trong người. Cảm giác này khiến người bệnh chỉ muốn nằm nghỉ và tất nhiên là lười tắm gội. Nhiều người cho rằng, một người bị sốt xuất huyết cần kiêng khem việc đi tắm vì có thể sẽ khiến cho bệnh trở nặng hơn. Theo nhiều chuyên gia sức khỏe cho thấy đây là cách nghĩ sai lầm. Vì khi một người sốt xuất huyết và anh ta lười vệ sinh cơ thể, đặc biệt là việc tắm rửa sẽ khiến bị bội nhiễm, gây cho việc sốc sốt xuất huyết tăng nguy cơ, thậm chí có thể bị suy đa tạng.

Tại sao lại như vậy? Đó là vì khi bị bệnh, cơ thể con người bị giảm sút miễn dịch và đề kháng. Từ đó việc lười vệ sinh hay lười tắm làm cho tích tụ vi khuẩn và gây nhiễm trùng dễ dàng hơn.

Do đó khi bị sốt xuất huyết nhẹ, người bệnh có thể tắm bình thường để giải phóng vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Cách này còn làm cho nhiệt độ cơ thể giảm dần nếu tắm đúng cách.

Hướng dẫn cách tắm:

Tắm trong phòng kín, ít gió lùa. Ngoài ra không thể tắm thì dùng khăn ướt ấm lau người, tránh gió lùa khi lau người.

Khi tắm có thể tắm dưới vòi hoa sen thời gian ngắn, và không để cơ thể bị ngâm nước quá lâu.

Trường hợp trẻ nhỏ bị sốt, cha mẹ hãy tắm cho con hoặc lau người cho con bằng nước ấm vừa phải.

Lưu ý: Tuyệt đối không lau người cho bệnh nhân bằng nước lạnh.

Hình minh họa

Có nên tắm đối với bệnh nhân sốt xuất huyết giảm tiểu cầu

Sốt xuất huyết khiến người bệnh phải trải qua nhiều giai đoạn bệnh, mỗi giai đoạn một phản ứng nghiêm trọng khác nhau. Vào giai đoạn giảm  tiểu cầu là lúc cơ thể có nguy cơ cao cần chú ý sức khỏe và sự chăm sóc đặc biệt. Tình trạng cơ thể bị giảm tiểu cầu thường diễn ra ở ngày thứ ba và ngày thứ 7 của bệnh, giai đoạn này cũng làm người bệnh dễ chảy máu dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng... Vì vậy, người bệnh cần hạn chế tắm rửa giai đoạn này. Vì nếu tắm sẽ làm thành mạch máu nở ra, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Ngoài ra cần tránh kỳ cọ da thịt quá mạnh gây chảy máu dưới da, hay chảy máu trong cơ, nguy hiểm tính mạng.

Hướng dẫn cách tắm:

Chỉ nên lau người bằng khăn ấm. 

Khu lau hạn chế kì cọ và mạnh tay, để tránh xuất huyết.

Nên tắm nhanh trong trường hợp vì lý do nào đó phải tắm như cần vệ sinh sạch sẽ, sau khi nôn ói dây ra người.

Lưu ý: Không được tắm nước lạnh, khiến mạch nội tạng nở ra, tăng nguy cơ tử vong.

Các thông tin mang tính chất tham khảo