Xã hội

Không gì là bỏ đi (Kỳ 3): Gáo dừa bình dị, giá trị '5 sao'

Thiên Dung • 05-07-2019 • Lượt xem: 4341
Không gì là bỏ đi (Kỳ 3): Gáo dừa bình dị, giá trị '5 sao'

Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió”... Cây dừa vốn quen thuộc với người Việt Nam, nhất là người dân miền Tây Nam Bộ. Không chỉ có giá trị kinh tế cao, tất cả các phần của cây dừa từ thân, ngọn, lá, trái... không có gì để bỏ đi. Đặc biệt, phần gáo dừa được sử dụng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, trang sức rất đặc sắc. Mời quý vị cùng Duyên dáng Việt Nam chiêm ngưỡng...

 

Tin, bài liên quan:

Không gì là bỏ đi (Kỳ 1): Những khúc củi độc đáo

Không gì là bỏ đi (Kỳ 2): Những chiếc lá ‘vĩnh cửu’

Gáo dừa là phần cứng nhất của trái dừa sau khi loại bỏ vỏ và cùi dừa.

 

Tưởng là thứ bỏ đi nhưng bạn có biết 1 miếng miểng vùa (gáo dừa bể) sau khi được đánh bóng và thêm phụ kiện để làm vòng cổ, dây đeo có giá từ 15 đến 25k không?

 

 

 

 

 

 

Gáo dừa dùng làm đồ trang sức độc đáo

 

Chưa hết, gáo dừa khô còn có thể trở thành đồ gia dụng, trang sức, trang trí có giá hàng triệu đồng là chuyện bình thường.

Rất nhiều thứ tưởng như bỏ đi dưới chân bạn nhưng lại có giá trị “5 sao”. Do đó, khi đi du lịch hay lang thang đâu đó, nếu gặp một cái gáo dừa hay 1 phần của gáo dừa, hãy lượm về “chế biến” thành nhiều vật hữu dụng trong cuộc sống.

 

Các công đoạn để biến gáo dừa:

Cắt mặt, cạy bỏ phần cơm dừa, mài phần sần sùi bên ngoài bằng máy đánh bóng hoặc dùng dao cạo sạch rồi lấy giấy nhám chà cho nhẵn mịn. 

Sau đó, dùng dầu dừa quét lên cho bóng. Còn nếu làm dạng mỹ nghệ thì dùng dầu hạt lanh với rượu (tỉ lệ 1:2), quét nhiều lớp, mỗi lớp dùng máy sấy tóc thổi cho mau khô.

 

Mẹo lấy cơm dừa:

Để dễ cạy cơm dừa, bạn có thể bổ đôi quả dừa và cho vào lò vi sóng khoảng 2 phút. Lấy ra để nguội, rồi dùng muỗng từ từ cạy, cơm dừa sẽ tróc ra dễ dàng.

 

 

Gáo dừa làm chén, gáo múc nước, vá, muỗng... rất thân thiện với môi trường

 

 

 

 

 

 

 

Đủ chủng loại đèn ngủ bằng gáo dừa từ bình dân đến sang trọng, đẳng cấp

 

 

 

 

 

Gáo dừa dùng làm chậu cây cảnh, vật trang trí 

 

Ngoài ra, gáo dừa và vỏ dừa khô còn được dùng để giữ nóng bình trà:

Dùng trái dừa khô (loại dừa bị) to và đều đặn, cưa ngang với tỷ lệ 3 - 7. Phần nhỏ để làm nắp còn phần to thì làm thân. Ở phần to, cưa bằng phần dưới của trái dừa để đặt lên bàn không ngã.

 

Nạo sạch cơm dừa, để lộ phần gáo dừa bên trong. Dùng vẹc-ni đánh bóng và mang ra ngoài nắng phơi khô. Bình này giữ nóng rất lâu, làm hương vị trà thơm ngon hơn do hơi trà phảng phất bên trong, thấm vào xơ dừa, chậm thoát ra bên ngoài.

Nếu còn biết thêm công dụng gì của gáo dừa nữa, vui lòng email về duyendangvietnam.net.vn@gmail.com.