ĐỜI SỐNG

Làm thế nào để phòng tránh thực phẩm chứa hóa chất 'vĩnh cửu'?

Hoài Nhung (dịch) • 29-06-2023 • Lượt xem: 1390
Làm thế nào để phòng tránh thực phẩm chứa hóa chất 'vĩnh cửu'?

Việc phòng tránh hóa chất 'vĩnh cửu' PFAS là một trong những vấn đề nan giải thời nhưng các chuyên gia đã đưa ra nhiều cách giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các hóa chất nhân tạo này. 

Trên khắp đất nước Mỹ, các bang đang phát lệnh cấm vĩnh viễn đối với việc sử dụng hóa chất trong các sản phẩm tiêu dùng. Một số công ty tuyên bố sẽ loại bỏ dần việc sử dụng các hợp chất này. "Hóa chất vĩnh cửu" hay PFAS, viết tắt của các chất per- và polyfluoroalkyl, là  một nhóm các hóa chất tổng hợp có khả năng tồn tại lâu dài trong tự nhiên và cơ thể con người. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, một số PFAS nhất định gây gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm vô sinh, huyết áp cao và một số bệnh ung thư.

Có thể thấy, PFAS là hợp chất "rất khó" để phòng tránh vì những tính chất phức tạp của nó. Theo Graham Peaslee, giáo sư vật lý tại Đại học Notre Dame, cho biết: "Đối với người tiêu dùng bình thường, không có cách nào tránh được điều đó". Tuy nhiên các chuyên gia cũng nghiên cứu các bước mà con người có thể thực hiện để giảm thiểu sự phơi nhiễm từ thực phẩm có chứa hóa chất "vĩnh cửu".

Giảm tiêu dùng thức ăn nhanh

Bao bì dùng để đóng gói thức ăn nhanh thường chứa PFAS kháng dầu, bao gồm giấy gói, hộp và các vật chứa khác. Chúng được sử dụng phổ biến trong thức ăn như: bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và sa lát từ các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh. Jamie DeWitt, giáo sư dược học và độc học tại Đại học East Carolina cho biết, nguy cơ tiếp xúc với PFAS của người tiêu dùng phụ thuộc vào "thời gian tiếp xúc", chính là thời gian thực phẩm ở bên trong túi nhựa hoặc giấy gói đó. Theo nhiều nguồn tin, hóa chất "vĩnh cửu" có thể gây ra mối lo ngại về sức khỏe ở mức "phần nghìn tỷ" trong nước uống. Thêm vào đó, nó còn có xu hướng tích tụ trong cơ thể chúng ta thời gian dài. Đáng chú ý, trong những năm gần đây, một số công ty lớn như McDonald’s và Burger King, đã tuyên bố rằng họ đang có kế hoạch giảm hoặc loại bỏ dần việc sử dụng bao bì chứa hóa chất "vĩnh cửu" độc hại này. 

Hạn chế tối đa việc ăn bỏng ngô 

Để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm PFAS, người tiêu dùng nên chuyển từ thực phẩm đóng gói sang thực phẩm tươi. Bởi vì bao bì thực phẩm luôn chứa đựng những nguồn ô nhiễm tiềm ẩn. Do đó, bạn càng ăn ít thực phẩm đóng gói thì càng giảm thiểu được khả năng bị phơi nhiễm. Hơn thế nữa, một số chuyên gia không khuyến khích việc chúng ta thường xuyên ăn bỏng ngô đóng gói sẵn trong lò vi sóng vì các hạt ngô được bảo quản trong các hương liệu một thời gian dài. Theo Keith Vorst, Phó giáo sư và giám đốc của Hiệp hội Bảo vệ thực phẩm và polyme tại Đại học bang Iowa cho biết khi chúng ta hâm nóng thực phẩm đựng trong giấy lót hoặc hộp nhựa, một số PFAS có nguy cơ phủ lên bao bì và biến thành hơi, từ đó gây độc hại cho thực phẩm.

Tránh dụng cụ nấu chống dính

Một số chuyên gia khẳng định rằng việc chuyển sang các dụng cụ bếp khác thay vì dụng cụ chống dính là một trong những cách phòng tránh hóa chất "vĩnh cửu". Nồi và chảo chống dính thường được phủ một lớp vật liệu có chứa PFAS. "Hãy cảnh giác một chút với những thứ được bán trên thị trường là không dính, chống vết bẩn hoặc chống nước", Benesh bày tỏ. Hay DeWitt phát biểu: "Nấu ăn bằng chảo gang hoặc thép không gỉ không chỉ bảo vệ bạn khỏi những hóa chất vĩnh cửu này. Mức độ tiếp xúc tiềm năng của bạn từ chảo chống dính có thể không đáng kể, nhưng điều đó khiến bạn đang đối mặt với các chất tạo ra lớp chống dính đó". 

Lưu trữ thức ăn thừa trong hộp thủy tinh

Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên bảo quản thức ăn thừa và các thực phẩm khác trong hộp thủy tinh thay vì thói quen sử dụng hộp nhựa. "Hãy tránh xa đồ nhựa nếu có thể. Đó sẽ là một việc tương đối dễ dàng và tiết kiệm chi phí" (Luppi).

Uống nước lọc hoặc nước đóng chai

Việc kiểm tra nguồn nước nơi bạn sống và cân nhắc lắp thêm hệ thống lọc nước tại nhà là điều cần thiết nếu bạn muốn giảm thiểu nguy cơ nhiễm hóa chất vĩnh cửu. Andrews cho biết bộ lọc carbon trên vòi hoặc trong bình đựng nước có thể làm giảm mức độ PFAS nếu các bộ lọc được thay thế thường xuyên. Các hệ thống thẩm thấu ngược được lắp đặt dưới vòi rửa thường có thể loại bỏ ô nhiễm PFAS". Không những vậy, việc sử dụng nước uống đóng chai cũng có khả năng giảm mức độ ô nhiễm PFAS.

Nguồn: Washingtonpost.com