Du lịch

Loạt ảnh ‘môi trường bị tổn thương’ như thế nào sau đám cháy rừng lịch sử ở Úc

DDVN • 11-01-2021 • Lượt xem: 1565
Loạt ảnh ‘môi trường bị tổn thương’ như thế nào sau đám cháy rừng lịch sử ở Úc

Nhiếp ảnh gia Úc Tom Goldner đã thực hiện bộ ảnh về cảnh quan các khu rừng ở Úc đã bị biến đổi sau những trận cháy rừng dữ dội của "mùa hè đen".

"Mùa hè đen" kéo dài từ tháng 6.2019 tới tháng 5.2020 đã chứng kiến nhiều vụ cháy rừng dữ dội trên khắp xứ sở chuột túi.

Những đám cháy đã lan rộng tới hơn 18 triệu ha rừng, phá hủy hơn 3.500 tòa nhà và khiến nhiều loài động vật trên cạn lâm vào cảnh khốn khổ. Một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì những trận cháy kéo dài. Vấn đề quản lý rừng và biến đổi khí hậu được đem ra bàn luận rất nhiều.


Khung cảnh hoang tàn sau "mùa hè đen" đi vào lịch sử ở Úc

Theo Tom Golder, nhiếp ảnh chính là “đại diện cho sự thật”, vì thế, ông quan tâm đến nhiều chủ đề trong đó có xã hội và môi trường. Theo nhiếp ảnh gia đến từ Sherbrooke, ông đang nỗ lực tìm hiểu mối liên hệ giữa ngành khai thác mỏ đến các vụ cháy rừng ở Úc.

Ông mô tả "mùa hè đen" như sau: “Mùa Hè năm đó thật kinh khủng. Đài phát thanh thông báo người dân phải sơ tán. Các thành phố chìm trong khói lửa và rất nhiều sinh mạng, ngôi làng bị bị thiêu hủy trong đám cháy”. Tuy nhiên, theo Tom Godner, phần “bi thảm” nhất là chúng ta đã không thể làm gì có ý nghĩa nhằm ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu, khi mà truyền thông đã cố tình làm sai lệch về những kẻ đốt phá rừng trong những chương trình nghị sự. Đó là một kiểu lừa dối khó chấp nhận được.

Cùng với những “trăn trở” về môi trường, nhiếp ảnh gia Tom Golder đã thực hiện bộ ảnh thiên nhiên tái sinh sau trận hỏa hoạn. “Khi nhìn những thiệt hại sau trận hỏa hoạn, nó cũng thật kỳ lạ. Nhưng chứng kiến mọi thứ tái sinh sau trận hỏa hoạn, cũng thật khó tin”, Tom Golder chia sẻ trên Ofthelandandus.

Sau đây là một số hình ảnh về môi trường và thiên nhiên các khu rừng ở Úc sau "mùa hè đen" năm 2019 - 2020:


Tàn tích của đồn điền thông trong rừng bang Bondi, New South Wales sau trận cháy rừng ở Úc 2019-2020. Trong số 27 triệu ha đất bị cháy trong vụ cháy rừng lớn nhất ở Úc được ghi nhận hiện nay, 1,39 triệu ha là công viên, đồn điền và tài sản gỗ... và đó là môi trường sống quan trọng của động vật và các khu vực lưu vực nước.

Polypodium vulgare (còn được gọi là Polypody), một loài dương xỉ tái sinh giữa lớp tro phủ đầy tuyết gần trạm gia súc lịch sử Tom Groggin, New South Wales.

Tro lấp đầy nước ở White Rock Creek, Nungatta, NSW. Sau sức nóng dữ dội của đám cháy rừng, đất bị mất ổn định, làm mất đi bộ rễ của thực vật, từ đó cuốn vào các hệ thống sông và phá hủy môi trường sống của hàng loạt sinh vật. Sau khi đám cháy qua đi thì thiệt hại còn kéo dài rất lâu.

Bộ xương của một cái cây nằm trên bãi cỏ vàng ở Bonnie Doon, Victoria. Năm 2019, nửa phía nam của Úc trải qua trận hạn hán kỷ lục từ tháng 1 đến tháng 8 và các trận cháy rừng ở Úc đã bùng lên trong 8 tháng.

Một cái cây đơn độc đứng trên bãi cỏ bị cháy sau đám cháy cỏ gần đây gần Tumut, NSW. Người ta ước tính rằng gần ba tỷ động vật đã bị giết hoặc di dời trong các trận cháy rừng ở Úc 2019-20.

Một “bộ râu” mọc lên từ chồi của một cây bạch đàn gần Tketsumba, NSW

Tàn tích của một căn nhà mái tôn nằm ngổn ngang sau đám cháy rừng vào đêm Giao thừa 2019 tại Corryong, Victoria.

Một con chim bay từ một cái cây chết ở lối vào Vườn quốc gia Kosciuszko - đỉnh cao của đám cháy vào đầu năm 2020.

Một đồn điền thông vẫn còn cháy đen và đỏ ở bìa rừng bang Bondi, NSW.

Một đám đông ngựa ở vườn quốc gia Kosciuszko. Ở bang Victoria, việc tiêu hủy những con ngựa hoang để bảo vệ vùng cao nhưng ở bang lân cận New South Wales, nơi hình ảnh này được ghi lại thì chính phủ đã cho phép bảo vệ hợp pháp ngựa hoang.

Một chiếc xe buýt bị cháy rụi chỉ còn lại cái khung ở Joshua Levi Collings ở Cudgewa, Victoria. Các đám cháy rừng đã tràn qua khu vực này, phá hủy nhiều nhà cửa và tài sản, vào đêm giao thừa năm 2019.

Theo Nhật Hạ/1thegioi.vn