ĐỜI SỐNG

Lớp học làm đồ chơi từ vật liệu tái chế giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo

Nguyễn Hậu • 20-03-2023 • Lượt xem: 1064
Lớp học làm đồ chơi từ vật liệu tái chế giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo

Thay vì mua đồ chơi cho con thì cho trẻ đến lớp học làm đồ chơi từ vật liệu tái chế sẽ kích thích trí tuệ của bé phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tính sáng tạo và tư duy thiết kế.

Ngày nay cuộc sống ngày càng hiện đại, rất nhiều loại đồ chơi mới được ra đời, với nhiều chất liệu khác nhau chủ yếu là nhựa. Nhựa khi thải ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm, thậm chí gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Đồ chơi nhựa gây ô nhiễm môi trường - Hình minh họa

Bản tính của trẻ con luôn thích khám phá những điều mới mẻ. Những món đồ chơi có sẵn làm trẻ rất nhanh chán. Từ đó khiến một số cha mẹ luôn phải "đau đầu", khi liên tục phải mua đồ chơi mới cho trẻ.

Thay vì mua đồ chơi nhựa cho con nhiều người đã tìm đến những lớp học làm đồ chơi từ vật liệu thân thiện với môi trường, gần gũi với con người và an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Những vật liệu tái chế thân thiện với trẻ và môi trường - Hình minh họa

Lợi ích từ lớp học làm đồ chơi từ vật liệu thân thiện với môi trường đối với trẻ nhỏ

An toàn cho sức khỏe của trẻ

Các nguyên liệu được sử dụng ở lớp học đồ chơi này là cành cây, lá cây, hoa, vỏ bắp ngô, lõi ngô, râu ngô, sợi chỉ, vải vóc, giấy màu... những nguyên liệu rất dễ kiếm, trẻ có thể kiếm ở bất cứ nơi đâu.

Phát triển tính sáng tạo và tư duy thiết kế, trí tưởng tượng của trẻ

Khi trẻ tham gia vào lớp học làm đồ chơi, trẻ sẽ phải tự nghĩ ra ý tưởng rồi tự thiết kế loại đồ chơi mà trẻ muốn làm với sự giúp đỡ từ giáo viên. Qua đó phát triển tính sáng tạo, tư duy thiết kế và trí tưởng tượng phong phú ở trẻ. Sau này khi đứng trước một vật, một việc... trẻ sẽ không rơi vào tình huống bị bí ý tưởng.

Các bé đang hăng say sáng tạo đồ chơi theo trí tưởng tượng của mình - Hình minh họa

Phát triển từ vựng ở trẻ

Trẻ sẽ được tự mình lựa chọn loại vật liệu để dùng cho việc tạo nên món đồ chơi theo ý tưởng của trẻ. Giúp trẻ có hiểu về sự khác biệt của các loại vật liệu như sự khác nhau về màu sắc, hình dáng, chất liệu.... Ví dụ ở nhà trẻ sẽ không biết được râu ngô, vỏ bắp ngô có thể làm được gì nhưng thông qua lớp học trẻ sẽ biết được râu ngô có màu nâu, dạng sợi dài, có độ mềm mại có thể dùng làm tóc cho búp bê. Vỏ bắp ngô có màu trắng ngà, mỏng như giấy có thể tạo váy áo cho búp bê... từ đó giúp trẻ mở rộng từ vựng và sự hiểu biết về các loại vật liệu, cách sử dụng đối với từng loại vật liệu.

Phát triển kỹ năng vận động, phối hợp

Để tạo ra món đồ chơi, trẻ sẽ phải cắt, ghép, nối, dán, ghim... các loại vật liệu với nhau. Kỹ năng này thậm chí có thể giúp trẻ phát triển khả năng tính toán và phối hợp. Trẻ sẽ phải ước tính làm sao để cắt vật liệu dài, ngắn, to, nhỏ, hình thù như thế nào, đặt ghép ở vị trí nào để tạo thành đồ chơi.

Phát triển ký năng cắt, dán, nối... cho trẻ - Hình minh họa

Phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Khi trẻ được tham gia vào một lớp học có nhiều bạn có độ tuổi gần giống nhau, được trao đổi, được cùng làm với nhau tạo cho trẻ sự hứng khởi, vui vẻ, hòa đồng với bạn bè. Thay vì để trẻ ở nhà một mình xem điện thoại, ipad, tivi... sẽ dễ có nguy cơ mắc chứng bệnh như sợ đám đông, lười giao tiếp, trầm cảm, tự kỷ, nghiện điện thoại, ipad, nghiện game...

Phát triển sự tự tin, độc lập và kỹ năng thuyết trình

Với những món đồ chơi do trẻ tự tạo ra khi ai hỏi thì trẻ sẽ tự tin để nói về những món đồ chơi đó. Chúng được tạo ra từ những vật liệu gì, hoạt động như thế nào, tại sao lại có ý tưởng đó, nó có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào... lại với món đồ chơi mua sẵn trẻ chỉ biết chơi xong, chán rồi vứt đi.

Ngoài những lợi ích trên, việc dạy trẻ làm đồ chơi từ vật liệu tái chế giúp thúc đẩy thói quen tái chế và nâng cao nhận thức về môi trường ở trẻ em, những người sẽ là chủ hành tinh của chúng ta.