ĐỜI SỐNG

Lũ lụt và cháy rừng càng quét nhiều quốc gia trên Thế giới, tại vì sao?

Kim Linh (Tổng hợp) • 27-07-2021 • Lượt xem: 492
Lũ lụt và cháy rừng càng quét nhiều quốc gia trên Thế giới, tại vì sao?

Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với hậu quả của hiện tượng thời tiết cực đoan. Trong khi Trung Quốc đang chống chọi với lũ lụt thì Mỹ, Canada và Nga được ghi nhận bởi ảnh hưởng nặng nề từ những các đám cháy. Theo các chuyên gia, thời tiết khắc nghiệt tồi tệ chính là hậu quả của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn thế giới cho thấy sự xuất hiện của thiên tai khiến con người càng thêm phần nhỏ bé. Trong khi các đám cháy rừng quét qua miền tây Hoa Kỳ được xem là tác động của sự giao mùa vốn có thì những thiên tai khác lại xảy ra một cách bất ngờ không lường trước.

Cả Trung Quốc và Tây Âu đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt kinh hoàng trong tuần qua, với số người chết lên đến hơn 150 người. Bên cạnh đó, tại những vùng rừng rậm, vùng đất rộng lớn ở Canada và Nga đã bất ngờ bốc cháy.

Lũ lụt gây chết người ở Trung Quốc

Theo tờ báo Reuters thông tin, có ít nhất 25 người đã thiệt mạng ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), cùng hàng chục người trong số đó bị kẹt ở sân ga tàu điện ngầm tại thủ đô Trịnh Châu. Nhiều cơn mưa được dự báo sẽ xảy ra trong khu vực trong thời gian tới.

Sau đó, khoảng 100.000 người đã được sơ tán ở Trịnh Châu. Các đập và hồ chứa đã dâng cao vượt mức cảnh báo và hàng nghìn binh sĩ phải tham gia nỗ lực cứu hộ.

"Nước ngập đến ngực tôi. Tôi thực sự sợ hãi, nhưng điều đáng sợ nhất không phải là nước, mà là lượng không khí giảm dần trong các toa tàu lúc ấy...." - một người sống sót đã viết lại trên mạng xã hội.


Lũ lớn tấn công Trung Quốc sau trận mưa lớn nhất trong 1.000 năm qua.

Trong một trang web địa phương, chính quyền Trịnh Châu đã cảnh báo với nhân dân của họ thông qua tuyên bố rằng "tình hình kiểm soát lũ lụt rất khắc nghiệt," với nguy cơ thảm họa ở mức độ cực kỳ cao.


Xe ôtô chìm trong nước lũ sau khi mưa lớn đổ bộ vào thành phố Trịnh Châu (Trung Quốc). Ảnh: Chinatopix/AP

Trung Quốc đã cử hơn 5.700 binh sĩ và nhân viên đến giúp tìm kiếm và cứu nạn. Riêng ở Trịnh Châu, Cơ quan thời tiết nơi này cho biết lượng mưa trong ba ngày tới với mức độ được cho là "một nghìn năm mới có một lần".

Tây Âu ngập lụt thảm khốc

Lượng mưa lớn vào những ngày qua đã gây ra trận lũ lụt càng quét các quốc gia ở Tây Âu. Trong đó, Đức, Bỉ và Áo đang phải đối phó với hậu quả của trận lụt kinh hoàng làm sập nhà và biến đường thành sông. Đặc biệt kể đến là Đức với số người chết theo công bố vào ngày (21/7) là hơn 200 người, đây được xem trận lũ lụt nghiêm trọng hơn bất kỳ trận lụt nào xảy ra trong nhiều thập kỷ qua.

Khi được hỏi liệu có bao giờ tưởng tượng sẽ thấy một cảnh như thế này ở đất nước của mình hay không, George Larscheid một cư dân ở Đức cho biết: "Không nghĩ là nó kinh khủng và lớn đến mức như thế này".


Một con đường ở Rhineland, Đức bị ảnh hưởng nặng nề từ lũ , Đức (Ảnh: Getty)

Lượng mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng đã khiến các nhà khoa học khí hậu lo lắng. Các nhà khoa học cho biết, rất có khả năng từ mối liên hệ giữa thời tiết khắc nghiệt và cuộc khủng hoảng khí hậu.


Hai nhân viên cứu trợ khẩn cấp đứng trong nước lũ. (Ảnh: Michael Probst/ Associated Press)

Canada bùng cháy ở nhiều bang

Canada gần đây đã có những ngày nắng nóng nhất từ trước đến nay, nghiêm trọng đến mức khiến hàng trăm người chết và thiêu chết hàng trăm loài động vật. Theo hãng tin CBC, gần 300 ngọn lửa đã bùng cháy khắp tỉnh British Columbia và lệnh sơ tán đã ảnh hưởng đến khoảng 5.700 người. Cùng lúc đó cũng có những đám cháy ở Manitoba, Saskatchewan và Ontario.


Khói bốc lên từ một đám cháy rừng, nhìn từ đài quan sát Quốc lộ 3 gần thành phố Osoyoos và ngày 20/7/2021. (Ảnh: @DYLANGALEAS QUA REUTERS)

Chính phủ tại bang BC cho biết hơn 40 lệnh sơ tán đã ảnh hưởng đến khoảng 5.700 người và gần 2.900 tài sản trong tỉnh. Cliff Chapman, giám đốc các hoạt động cấp tỉnh của BC Wildfire Service, cho biết các đội đang làm việc không mệt mỏi để dập tắt đám cháy nhưng ông cảnh báo rằng nó có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Siberia – Nga chìm trong khói lửa

Theo tờ The Guardian đưa tin, cháy rừng đã thiêu rụi 3,7 triệu mẫu đất ở phía Đông Bắc của Siberia, Nga.



Một chuyên gia của cơ quan bảo vệ rừng làm việc để dập tắt đám cháy rừng gần làng Magaras ở vùng Yakutia (Nga) vào ngày 17/7/2021. (Ảnh: REUTERS / Roman Kutukov)

Có thể thấy, sẽ rất khó để quy trực tiếp các sự kiện thời tiết riêng lẻ vào nguyên nhân của cuộc "khủng hoảng" khí hậu. Nhưng các chuyên gia nhận định rằng sự thay đổi trong thời gian dài của khí hậu từ hoạt động của con người đang làm cho những sự kiện như vậy xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo rằng những hiện tượng thời tiết cực đoan như thế này nhất định sẽ lặp lại và thường xuyên hơn. Trận lũ lụt này chưa hẳn là ví dụ rõ nét về biến đổi khí hậu. Nhưng nếu nhìn vào những sự kiện của những năm gần đây và so sánh với nhiều thập kỷ qua, có thể thấy chúng đã xảy ra thường xuyên hơn trước đây. Vì vậy chúng ta phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa khắc phục nó" - Giới truyền thông quốc tế dẫn lời của các chuyên gia khí hậu.