ĐỜI SỐNG

Lý giải 7 chữ cái xuất hiện trên máy ép nước mía Việt Nam gây sốt ở châu Âu

Hạ Vũ • 28-04-2023 • Lượt xem: 845
Lý giải 7 chữ cái xuất hiện trên máy ép nước mía Việt Nam gây sốt ở châu  Âu

Chiếc máy ép nước mía Việt Nam đã có mặt ở nhiều nơi trên Thế giới như Pháp, Tây Ấn, Reunion, Mayotte, Bỉ, UAE và cả Thụy sĩ. Tuy nhiên, dạo gần đây, máy nước mía Việt Nam bỗng trở thành hiện tượng gây sốt ở Hàn Quốc và được cộng đồng người dân xứ sở kim chi thích thú và chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.

Ít có ai biết rằng, nước mía Việt Nam đã từng gây sốt tại châu Âu 3 năm trước và đạt doanh thu tại khu vực ngàn đô này với giá 5 USD/ly. Điểm đặc biệt ở đây, mỗi chiếc xe nước mía này với tên gọi là So'kannaa và được cư dân mạng Quốc tế lẫn trong nước truyền tai nhau. Tuy được mệnh danh là xe máy ép mía của Việt Nam, nhưng người cải tiến loại xe máy ép với cụm tên gây sốt lại không phải là người Việt, mà là người Hà Lan có tên là Chirtophe Luijer.

Máy ép nước So'kannaa được ông Chirtophe Luijer cải tiến từ xe nước mía nổi tiếng của Việt Nam

Theo tờ báo Rumporter, vào năm 2012, ông Chirtophe Luijer, 52 tuổi đã có một chuyến đi đặc biệt tới mảnh đất đậm đà bản sắc của người Việt. Ông thuật lại lúc ấy, bản thân vô cùng ngạc nhiên và ngay lập tức bị cuốn hút bởi hương vị độc đáo của nước mía. Ông Luijer chia sẻ trong suốt thời gian ở Việt Nam, ông rất thích dùng nước mía bởi chúng là thức uống tươi mát và cung cấp nhiều năng lượng tốt cho sức khỏe.

Sau đó, ông Chirtophe Lujer đã lóe lên trong đầu một ý tưởng táo bạo. Ông quyết định đem nước mía phổ cập tại Pháp và châu Âu. Nói về máy ép nước mía có dòng chữ So'kannaa, ông cho biết bản thân đã phải qua lại Việt Nam nhiều lần để tìm hiểu nguyên liệu thô, kỹ thuật khai thác và những ưu điểm của cây mía. Từ đó, ông Lujer nhận thấy để ép được một ly nước mía theo đung truyền thống người Việt Nam quá cầu kỳ, chưa kể thiết bị cồng kềnh, có âm độ cao và rất dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Nói về máy ép nước mía So'kannaa, ông Chirtophe Luijer đã phải mất 8 tháng và bỏ ra chi phí là 12.000 USD và phải chỉnh sửa báo cáo kỹ thuật đến 30 trang thì mới chiếc máy ép của ông mới có thể đạt tiêu chuẩn CE của châu Âu. Theo như mô tả của ông Lujer, chiếc máy này dựa theo thiết kế nguyên mẫu của máy ép nước mía ở vỉa hè Vũng Tàu hay Tây Ninh, tuy nhiên nó được cải tiến nhỏ gọn và hoạt động êm hơn.

Máy ép nước mía của ông Chirtophe Luijer có mặt rộng rãi khắp các nước trên Thế giới

Hiện tại, máy ép đã được ông Chirtope Luijer tiếp thị rộng rãi đến các châu lục khác nhau. Ông cho biết nó có thể sản xuất tối đa 57 lít nước mía mỗi giờ.

Bên cạnh đó, máy này đang thu hút nhiều người nước ngoài trên toàn Thế giới tò mò bởi nó phù hợp với phong cách trang trí vô cùng đa dạng cho từ quán bar đến nhà hàng, địa điểm tổ chức sự kiện và thậm chí là cả bãi biển.

Hiện nay, ông Chirtope Luijer đã cả tiến những chiếc máy ép So'kannaa thế hệ mới và cho ra mắt ở các nước như: Pháp, quần đảo Tây Ấn, đảo Reunion, đảo Mayotte, Bỉ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Thụy Sĩ.

Hình ảnh: Internet