ĐỜI SỐNG

Một số lý do dẫn đến tình trạng hiện nay nhiều trường học thiếu giáo viên

Võ Hoàng Tuấn • 08-09-2022 • Lượt xem: 449
Một số lý do dẫn đến tình trạng hiện nay nhiều trường học thiếu giáo viên

Vấn đề thiếu hụt giáo viên đang là bài toán nan giải, khiến cho ngành giáo dục ở nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn. Việc tuyển dụng, đào tạo không bám sát vào thực tế, nhu cầu phát triển, cộng với việc bố trí, phân công đội ngũ giáo viên công tác ở từng địa phương vẫn chưa hợp lý và sự đồng bộ trong quan điểm. Chính vì vậy, tình trạng thiếu hụt giáo viên đang dần đẩy cao hơn trong nhiều năm trở lại đây. Nguyên nhân nằm ở đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Tình trạng chung của ngành giáo dục hiện nay

Theo một số liệu thống kê mà Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo, trong giai đoạn năm học 2022 - 2023, cả nước đang thiếu hơn 94.700 giáo viên các cấp. Trong đó, Bình Dương thiếu hơn 3.000 giáo viên, Nghệ An thiếu khoảng 8.000 giáo viên. Và trên địa bàn TP.HCM hiện nay vẫn còn thiếu chỉ tiêu đầu vào đối với giáo viên các cấp ở các quận huyện như TP. Thủ Đức, quận 12, quận Bình Tân, và một số quận huyện lân cận…Với chỉ tiêu cần đạt: mầm non: 892 giáo viên, tiểu học cần 2355 giáo viên, THCS cần 1698 giáo viên và cuối cùng là THPT cần 296 giáo viên. Nhưng hiện tại, con số đưa ra vẫn còn chưa đạt được, việc tuyển dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn. Các chính sách, hỗ trợ trong công tác, phân chia ở các địa bàn lân cận trong và ngoài TP.HCM, nhất là các tỉnh lẻ, không còn sức hút như trước nữa.

Bên cạnh đó, tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn xảy ra ở một số địa phương. Cụ thể các môn như Văn, Toán thừa giáo viên còn các môn như Ngoại ngữ, Tin học thì lại thiếu giáo viên đáp ứng được nhu cẩu chuyên môn để dạy.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên

Học sinh  tăng mạnh so với dự kiến

Mới đây, trong năm học 2022-2023, chỉ riêng ở địa bàn TP.HCM đã tiếp nhận tuyển sinh hơn 20.000 học sinh từ các tỉnh lẻ và trong thành phố, từ đó phát sinh thêm nhu cầu về cơ sở vật chất, giáo viên cũng tăng theo. Do đó, Sở GD - ĐT TP.Hồ Chí Minh đã chỉ đạo, tuyển thêm hơn 5000 giáo viên các cấp, đặc biệt là cấp tiểu học, tối thiểu phải đạt 2.355 giáo viên, để đáp ứng đúng yêu cầu dạy học cho năm học 2022 - 2023.

Công tác tuyển dụng giáo viên ngày càng khó khăn

Theo Sở GD - ĐT TP.HCM, việc quyết định cải cách mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 với các môn như tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật,... đã gây không ít khó khăn trong khâu bổ sung nhân lực giáo viên ở khối phổ thông và tiểu học.

Tuy số lượng giáo viên xin ứng tuyển rất nhiều nhưng vẫn không thể giải quyết được tình trạng trên. Bởi số lượng ứng viên đăng ký khó có thể đạt được chỉ tiêu do Bộ giáo dục đề ra theo chương trình phổ thông mới năm 2022 - 2023, về vấn đề bằng cấp và chứng chỉ vẫn còn bị hạn chế, chưa đảm bảo rõ ràng, minh bạch.

Ngoài ra, việc tuyển dụng giáo viên đầu vào còn đang bỏ ngỏ, bởi trình độ và thiếu kinh nghiệm giảng dạy.

Do nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19

Với hiện trạng hiện nay, dịch Covid-19 có thể bùng phát bất cứ lúc nào, do đó việc tuyển sinh thêm hay gia tăng công tác cho giáo viên đã và đang được Bộ GD - ĐT cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Đối với các nơi có nguy cơ tái phát dịch cao, thì việc giảng dạy sẽ phải tạm ngừng đối với các khối lớp, chỉ trừ khối 9 và khối 12. Do đó, công tác giảng dạy của giáo viên sẽ bị rút ngắn, hoặc thậm chí là bỏ trống tiết, như các môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục…. để nhường chỗ cho các môn chính như: Toán, Văn, Anh, Sinh, Sử, Địa, Lý, …. Từ đó, sẽ phát sinh ra việc thừa - thiếu giáo viên phụ trách môn, gây ảnh hưởng mạnh đến nền giáo dục nói chung và đối với từng cá nhân giáo viên nói riêng.

Do Bộ GD - ĐT các tỉnh thành không nắm rõ biên chế và phân nhánh kịp thời

Theo Sở GD - ĐT tỉnh Đắc Lắk cho hay, việc cung cấp và đáp ứng chương trình mới trong công tác giảng dạy cho các bậc mầm non và các cấp khác, đang thiếu trầm trọng với hơn 1000 giáo viên cho cấp 1, 2 và 3 và 1400 giáo viên mầm non.

Để giải đáp cho nguyên nhân trên, giám đốc của Sở GD - ĐT  là ông Phạm Đăng Khoa cho biết là vì công tác tuyển dụng, hợp đồng giáo viên từ cấp THCS trở xuống chưa được phân cấp kịp thời. Ngành giáo dục chưa nắm rõ biên chế và xác suất thống kê số lượng học sinh trong năm học 2022 - 2023 tăng hơn dự kiến, nên xảy ra tình trạng thiếu đủ trong việc phân nhánh giáo viên các cấp. Ông Phạm Đăng Khoa còn cho hay việc gia tăng dân số một cách chóng mặt trên địa bàn tỉnh Đắc Lắk và các tỉnh thành khác đã khiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ít nhiều gặp khó khăn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.

Ngoài ra, việc phân nhánh giáo viên giảng dạy các cấp chưa được hợp lý với nhu cầu thực tế của từng trường trên từng địa phương khác nhau. Việc chỉ đạo phân nhánh chưa thống nhất ở các cấp chính quyền cấp tỉnh và thành phố trong công tác điều hướng giáo viên từ nơi thừa, bổ sung chỗ thiếu chưa được sắp xếp và giải quyết tốt, nên xảy ra nguyên nhân dư thiếu giáo viên hiện nay.

Biện pháp khắc phục tình trạng thừa - thiếu giáo viên ở các địa phương

Để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên hiện nay không thể một sớm mà cần có giải pháp thiết thực và lâu dài nhất, không chỉ ở TP.HCM mà cò ở nhiều địa phuơng khác.

Sở GD - ĐT TP.HCM và các tỉnh thành khác phải có kế hoạch cụ thể trong việc sắp xếp và hệ thống lại trường lớp, phân nhánh, điều động công tác giáo viên sao cho thuận tiện, phù hợp với từng địa phương, vùng miền và cấp bậc. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục cần khuyến khích, thu hút giáo viên giỏi để vừa có thể đảm bảo được số lượng và chất lượng trong công tác giảng dạy. Các địa phương cần triển khai, rà soát số lượng giáo viên từng lớp, từng cấp và triển khai công tác tuyển dụng có kế hoạch và theo biên chế, chỉ tiêu đề ra.