ĐỜI SỐNG

Một số sự kiện thiên văn đáng chú ý của năm 2023

Bá Phúc • 25-01-2023 • Lượt xem: 1079
Một số sự kiện thiên văn đáng chú ý của năm 2023

Theo NASA từ đài quan sát thiên văn Palomar, năm 2023 sẽ đánh dấu nhiều sự kiện gây chú ý về thiên văn học và thu hút nhiều đối tượng, nhất là người đam mê khoa học. Năm nay, các chòm sao như sao chổi, siêu trăng, nguyệt thực, nhật thực hay các trận mưa sao băng sẽ là điểm nhấn, đáng để mọi người chú ý và mong đợi.

Sao chổi

Vào tháng 3 - 2022, tổ chức nghiên cứu thiên văn, khoa học hàng đầu thế giới, theo thông tin từ NASA, cụ thể là các nhà thiên văn học đã dùng công cụ khảo sát bầu trời diện rộng Zwicky Transient Facility, tại Đài quan sát Palomar ở San Diego, California đã theo dõi, nghiên cứu và cho biết, trong năm 2023, giữa Mặt Trời và Trái Đất lần lượt chuẩn bị đón nhận một ngôi sao chổi mới có tên là C2022 E3 tiếp cận ở khoảng cách gần nhất trong 2 ngày là 12/1 và 2/2.

Họ nhấn mạnh khối thiên thể này có thể được nhìn thấy thông qua ống nhòm. Nhưng tại một số địa điểm, thời gian để có thể quan sát sẽ khác nhau, chẳng hạn như ở Bắc bán cầu sẽ diễn ra ở buổi sáng hết tháng 1. Còn ở phía Nam bán cầu, sẽ là đầu tháng 2.

Sao chổi (Hình ảnh: Internet)

Trăng xanh

Hiện tượng trăng tròn xảy ra điều đặn hằng năm với tổng số xuất hiện mỗi tháng là 12 lần. Nhưng đối với năm 2023, các nhà thiên văn học khẳng định sẽ có đến 13 lần, hiện tượng này xuất hiện, trong đó sẽ có 2 lần diễn ra trong cùng tháng 8, cụ thể là 1/8 và 30/8. Và theo lời của NASA, lần thứ hai trong tháng được gọi là trăng xanh.

Hiện tượng trăng xanh hay còn gọi là siêu trăng (Hình ảnh: Internet)

Các nhà thiên văn học của NASA nghiên cứu, sự chênh lệch giữa các ngày trong tháng dương lịch có 30 hoặc 31 ngày, trong khi đó trăng tròn thường diễn ra sau 29 ngày, có thể kết luận hiện tượng trăng xanh xảy ra là do các tháng và tuần trăng không đồng đều. Và theo các nhà nghiên cứu thiên văn học, cách 2 năm rưỡi, hiện tượng này sẽ xảy ra 1 lần.

Theo Earth Sky, hai lần xảy ra hiện tượng trăng tròn vào tháng 8, còn có thể gọi là Siêu trăng. Từ lời một số các nhà thiên văn học cho biết, hiện tượng siêu trăng xảy ra là khi Mặt trăng nằm ở góc cận điểm của Trái Đất dọc trên đường quỹ đạo, khoảng 90%. Từ đó, có thể suy luận, trăng tròn tháng 7, cụ thể là 3/7 cũng được gọi là một hiện tượng Siêu trăng.

Nhật thực toàn phần

Theo các nhà thiên văn học, năm 2023 sẽ xảy ra hai lần nhật thực và hai lần nguyệt thực. Đài quan sát Palomar đưa ra giả thuyết, hiện tượng nhật thực toàn phần có thể sẽ xảy ra vào đúng ngày 20/4 tại Australia, Đông Nam Á và Nam Cực. Cùng thời điểm đó, một số nước khác như Indonesia có thể chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực lai, một dạng kết hợp giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên.

Nhật thực toàn phần (Hình ảnh: Internet)

Và vào 5/5/2023, Palomar cũng cho hay, đây sẽ là thời điểm xảy ra nguyệt thực nửa tối tại các nước như châu Phi, châu Á và Australia. Hiện tượng này có thể diễn giải là do quá trình di chuyển qua Mặt Trăng qua vùng nửa tối của bóng Trái Đất.

Một dự đoán khách từ Palomar, vào ngày 28/10, sẽ là lần xảy ra Nguyệt thực thứ 2, còn được gọi là nguyệt thực một phần tại cái nước châu  Âu, châu Á, Australia, châu Phi và một phần của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Nguyệt thực nửa tối (Hình ảnh: Internet)

Và mới đây, một trường hợp thiên văn khác, là mưa sao băng có tên là Quadrantid được NASA công bố dự kiến đạt cực đại vào đêm 3/1 và 4/1 tại khu vực Bắc Mỹ. Quadrantid được dự đoán sẽ là hiện tượng thiên văn đáng mong chờ nhất trong năm 2023.