GIẢI TRÍ

Mỹ nhân nào đủ sức giành danh hiệu 'Người đẹp nhân ái' cao quý sau Thùy Tiên, Mai Phương?

Thanh Toàn • 05-12-2022 • Lượt xem: 530
Mỹ nhân nào đủ sức giành danh hiệu 'Người đẹp nhân ái' cao quý sau Thùy Tiên, Mai Phương?

'Người đẹp nhân ái' là một trong những phần thi quan trọng của 'Hoa hậu Việt Nam', với mục đích tìm ra những cô gái có lòng nhân hậu và lan tỏa những giá trị đẹp đến cộng đồng. Năm nay, phần thi này đã chính thức quay trở lại với 'format' hoàn toàn mới.

Xem thêm: 

'Hút mắt' trước nhan sắc của dàn hậu đình đám tại họp báo 'Hoa hậu Việt Nam 2022' 

Bất ngờ đột nhập hậu trường 'Hoa hậu Việt Nam', Thùy Tiên khiến dàn thí sinh đứng hình

Trong vòng sơ khảo, top 35 thí sinh của vòng chung kết toàn quốc đã có thời gian đứng trước ban giám khảo để thuyết trình về ý nghĩa của nhân ái cũng như những dự án mà các bạn đã, đang và sẽ thực hiện trong tương lai. Các cô gái cũng cho thấy sự tự tin, bản lĩnh khi vấn đáp với dàn giám khảo dày dặn kinh nghiệm. Đặc biệt, nhiều cô gái trong còn gây ấn tượng khi trình bày trôi chảy bằng tiếng Anh với câu hỏi từ ông Robert Menzies Francis.

Trong tập 1 của vòng sơ khảo, Nguyễn Ngọc Mai (SBD: 122) là thí sinh đầu tiên dự thi. Tại đây, cô nàng bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề môi trường và trẻ em. Cô nàng từng có thời gian là trưởng ban thiện nguyện của Hội sinh viên Việt Nam tại Hà Lan, Ngọc Mai từng gây quỹ cùng tổ chức Wellbeing làm dự án lớp học an toàn, đào tạo kỹ năng mềm cho trẻ em. Cô cho rằng trẻ em được dạy nhiều môn học nhưng các kỹ năng về bạo lực học đường, chống xâm hại vẫn chưa được tiếp cận.

Bên cạnh đó, nữ thí sinh còn mong muốn thực hiện dự án "Lớp học cho em" tại đỉnh núi Suối Giàng, xã Suối Giàng, tỉnh Yên Bái. Nội dung dự án là xây dựng các lớp học tiếng Anh, phát triển du lịch bền vững và giáo dục trẻ em.


Thí sinh Nguyễn Ngọc Mai  (SBD: 122) bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề môi trường và trẻ em.

Lê Thanh Trúc (SBD: 121) xúc động khi nói về những trẻ em mất cha mẹ do dịch Covid-19 và mong muốn thực hiện dự án giúp đỡ các em quay lại trường học, phát triển tương lai.

Hoa hậu Bảo Ngọc chia sẻ: “Các bạn ở tầm tuổi tôi, nên tôi hiểu rằng không phải ai cũng có nguồn lực để tham gia những dự án lớn, có tầm ảnh hưởng. Hành động của các bạn dù là nhỏ nhoi thôi nhưng đó là nguồn cội cho những điều lớn lao sau này”.


Thí sinh Nguyễn Thị Phương Nhung (SBD: 278) hướng đến đối tượng trẻ em thiểu năng trí tuệ và khuyết tật.

"Bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung chia sẻ: “Có thể các bạn chưa lường trước được hết những điều mình làm phi thực tế hay khó khăn như thế nào. Tuy nhiên tôi vẫn ủng hộ bởi khi chúng tôi ước mơ tới 10, chúng ta có thể thực hiện được đến 2,3”.

Tập 2 "Người đẹp nhân ái" tiếp tục lên sóng vào tối 4/12 với các phần thi trong vòng sơ khảo. 


Thí sinh Trần Lê Mai Chi (SBD: 052) chia sẻ về việc từng đến Trung tâm hỗ trợ người tàn tật tại Hiệp Bình Chánh để tặng những phần ăn cho người vô gia cư.


Phan Phương Oanh (SBD: 378) tự tin trình bày mong muốn thực hiện dự án về giáo dục cho những trẻ em không có điều kiện học tập.

Bên cạnh những cô gái chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có cơ hội hoạt động cho cộng đồng, cũng có một số thí sinh đã và đang ấp ủ rất nhiều dự án nhân ái to lớn và ý nghĩa. 


Hồ Thị Yến Nhi (SBD: 369) bộc bạch về dự án giúp đỡ cho bà con chịu ảnh hưởng từ lũ lụt miền Trung. 


Hoàng Hương Giang (SBD: 177) chia sẻ từng có cơ hội tổ chức dự án Đông Ấm Vùng Cao, mục đích trao chăn ấm, đồ ấm cho trẻ em nghèo khó ở Bắc Giang. 

Bà Phạm Kim Dung chia sẻ: “Tôi tin rằng chuỗi dự án "Người đẹp nhân ái" sẽ đem lại những điều kỳ diệu tốt đẹp hơn về mặt suy nghĩ, tư tưởng. Đó cũng giống như một bài học giáo dục công dân nhẹ nhàng cho các bạn khởi đầu cho hành trình tốt đẹp sau này”.


Ban giám khảo chụp ảnh lưu niệm cùng top 18 "Người đẹp nhân ái".

Sau vòng thi, Ban giám khảo cũng đã thành công chọn ra 18 cô gái tiềm năng nhất để thực hiện những dự án nhân ái ý nghĩa sắp tới. Họ được đánh giá là các người đẹp có tấm lòng chân thành, trái tim nhiệt huyết và có khát khao lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến cộng đồng.